Câu hỏi dạng ghép đô

Một phần của tài liệu Cach bien soan de kiem tra Toan THCS theo chuan (Trang 58 - 60)

D. Những khả năng cao hơn

c)Câu hỏi dạng ghép đô

Câu hỏi dạng ghép đôi được thiết kế thành hai cột: cột trái gồm hai hay nhiều ý, mỗi ý có thể là một câu chưa hoàn chỉnh hoặc có thể là một câu hỏi;

cột phải cũng gồm nhiều ý, mỗi ý là phần bổ sung để được câu hoàn chỉnh hoặc là phần trả lời cho câu hỏi đặt ra ở cột trái. Người làm TN phải lựa chọn cách ghép mỗi câu chưa hoàn chỉnh hoặc câu hỏi ở cột trái với duy nhất một phần bổ sung hoặc câu trả lời ở cột phải để được một khẳng định đúng.

Đây cũng là một dạng đặc biệt của của câu hỏi nhiều lựa chọn vì với mỗi ý ở cột trái, người làm TN phải lựa chọn một trong tất cả các ý ở cột phải để khi ghép hai ý lại ta được một khẳng định đúng. Do vậy các ý ở cột phải thường được gọi là các lựa chọn.

Ví dụ

Cho 2

( )

f x =x +mx n+ . Ghép mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được kết quả đúng.

a) Điều kiện để tam thức có hai nghiệm trái dấu là 1)m2−4n>0

b) Điều kiện để tam thức có hai nghiệm phân biệt là 2) n<0 c) Điều kiện để tam thức luôn luôn dương với mọi x

3) mn<0

2

4)m −4n<0

5) mn<0

Lưu ý khi biên soạn câu hỏi dạng ghép đôi

1) Số lựa chọn ở cột phải cần phải nhiều hơn số câu cần ghép ở cột trái nhằm tăng độ tin cậy của bộ trắc nghiệm, bởi nếu ngược lại thì khi đến cặp cuối cùng HS không cần suy nghĩ cũng nối đúng.

2) Số ý trong mỗi cột không nên quá dài khiến cho HS mất quá nhiều thời gian để đọc và lựa chọn. Nên thiết kế khoảng 4 đến 5 ý là vừa phải.

3) Chỉ được ghép mỗi ý ở cột trái với duy nhất một ý ở cột phải. Do đó có thể xảy ra trường hợp một ý ở cột phải được ghép với hai hay nhiều ý ở cột trái, nhưng không thể xảy ra trường hợp một ý ở cột trái ghép với hai hay nhiều ý ở cột phải.

Một phần của tài liệu Cach bien soan de kiem tra Toan THCS theo chuan (Trang 58 - 60)