Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Cach bien soan de kiem tra Toan THCS theo chuan (Trang 54 - 58)

D. Những khả năng cao hơn

a)Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn

Đây là dạng câu hỏi TNKQ khó viết nhất nhưng lại cho độ tin cậy cao nhất. Dạng câu hỏi này gồm 2 phần: phần dẫn (hay phần gốc) và phần lựa chọn. Phần dẫn thường làmột câu hỏi hoặc là một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất); phần lựa chọn gồm một số câu trả lời (thường là 4 hoặc 5) cho câu hỏi hoặc phần bổ sung cho phần bỏ lửng ở phần dẫn để HS lựa chọn.

Phần dẫn phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn ở phần sau bằng cách phải đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng, giúp HS hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi về vấn đề gì.

Phần lựa chọn gồm 4 hoặc 5 phương án giải đáp, trong đó chỉ có duy nhất một phương án đúng, các phương án còn lại thường được gọi là nhiễu

hay bẫy.

Các ví dụ sau minh hoạ cho khái niệm trên.

Ví dụ 1: Với mọi x và y, (x−3 )y 2 bằng A. x2−9y2 B. x2 +9y2 C. x2 −3xy+9y2 D. 2 2 6 9 xxy+ y E. 2 2 6 9 xxyy Ví dụ 2:

PQR là một tam giác vuông nằm ngang. QT và RS hai đoạn thẳng đứng bằng nhau. Mệnh đề nào sau đây là đúng về số đo của góc TPQ và SPR?

A. ∠TPQ = ∠SPRB. ∠TPQ < ∠SPR B. ∠TPQ < ∠SPR C. ∠TPQ > ∠SPR

D. Thông tin đã cho không đủ để xác định A, B hoặc C là đúng.

S

Q R

P

T

Đôi khi để thuận tiện, người ta nhóm các câu hỏi trắc nghiệm lại với nhau, mỗi câu giải quyết một khía cạnh khác nhau của một tình huống cụ thể. Một sự kết hợp như vậy người ta gọi là một bộ câu hỏi theo tình huống.

Các ví dụ sau đây liên quan đến giá trị tuyệt đối của một số. Giá trị tuyệt đối của x được viết là |x|. Với x là một số thực, |x| biểu thị giá trị số của x.

Ví dụ 3 |3| + |−2| + |−1| bằng A. 0 B. 2 C. 4 D. 6 Ví dụ 4 Tập {x : |x −2| < 3, x ∈ϒ} bằng A. {x : x > −5, x ∈ϒ} B. {x : x < 1, x ∈ϒ} C. {x : x < 5, x ∈ϒ} D. {x : − 1 < x < 5, x ∈ϒ} Ví dụ 5

Xét hai biểu thức |x2| và | |x 2với x ∈ϒ. Hai biểu thức này bằng nhau với: A. không tại giá trị nào của x B. chỉ một giá trị của x. C. chỉ hai giá trị của x.

D. chỉ ba giá trị của x. E. mọi giá trị của x.

Ví dụ 6

A 4 2 O 1 -1 B 4 2 O 1 -1 C 4 2 O 1 D 4 2 O -1 E 2 -2 O 1 -1 Ví dụ 7

Đường cong có phương trình | | | | 1x + y = là

A. một đường thẳng B. biên của một tam giác

C. biên của một hình vuông D. chu vi của một đường tròn

Lưu ý khi biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn

a. Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, thể hiện được muốn hỏi vấn đề gì và không nên đưa vào nhiều ý trong một câu dẫn hoặc trong cùng một lựa chọn vì điều này sẽ khiến cho HS khó lựa chọn được đáp án.

b. Nên hạn chế dùng những câu dẫn dạng phủ định, nếu dùng thì phải gạch dưới hoặc in đậm chữ “không” để nhắc HS thận trọng khi trả lời.

c. Phương án nhiễu được thiết kế sao cho không những không đúng mà còn có vẻ hợp lý, có sức thu hút những HS không hiểu kỹ bài. Do đó phương án nhiễu thường được xây dựng dựa trên những sai sót hay mắc phải của HS hay những trường hợp khái quát hoá không đầy đủ;... Nếu có quá ít hoặc không có HS chọn phương án nhiễu nào thì phương án đó không đáp ứng được yêu cầu.

d. Các câu trả lời hoặc bổ sung trong phần lựa chọn phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, tức là tương đương về mặt ngữ pháp và chỉ khác nhau về mặt nội dung.

e. Nên sắp xếp các phương án trả lời theo một thứ tự ngẫu nhiên, tránh một vị trí ưu tiên nào đó đối với các phương án đúng.

f. Nói chung nên hạn chế việc sử dụng các phưong án như: tát cả đều đúng, tất cả đề sai; một kết quả khác;... Trong trường hợp không chọn đủ số phương án nhiễu cần thiết (chẳng hạn như người biên soạn không dự kiến hết những sai lầm của HS) thì tốt nhất là nên chuyển sang một câu thuộc dạng trắc nghiệm khác.

g. Có thể mắc sai lầm khi viết câu hỏi có nhiều hơn một phương án đúng, hoặc ngược lại không có phương án nào đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h. Đối với câu hỏi có hình vẽ, nên tránh dùng các kí tự đã dùng trong phần lựa chọn (ví dụ như A, B, C, D) vào phần trả lời hoặc trong hình vẽ, vì có thể làm cho HS nhầm lẫn khi tìm câu trả lời.

Như vậy viết được một câu hỏi thuộc dạng này là tương đối khó, đặc biệt là việc chọn phương án nhiễu hay bẫy. Việc thiết kế đủ số lượng các phương án nhiễu theo yêu cầu đòi hỏi người thiết kế phải vừa phái nắm vững chuyên môn giảng dạy, vừa phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể dự đoán hết những sai sót thường gặp của HS đối với vấn đề đang khảo sát. Ngoài ra, xác suất đoán mò để HS chọn được câu trả lòi đúng là 0,2 (đối với câu hỏi

có 5 lựa chọn) và là 0,25 (đối với câu hỏi có 4 lựa chọn). Đây là xác suất đoán mò thấp nhất trong các câu hỏi TNKQ. Do đó câu hỏi nhiều lựa chọn thường được sử dụng nhiều nhất trong quá trình khảo sát thành tích học tập của HS theo các tiêu chí đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Cach bien soan de kiem tra Toan THCS theo chuan (Trang 54 - 58)