Thông hiểu

Một phần của tài liệu Cach bien soan de kiem tra Toan THCS theo chuan (Trang 40 - 42)

IV. PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÁN THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

B. Thông hiểu

Đây là khả năng chuyển đổi dữ liệu từ một dạng này sang một dạng khác, ví dụ từ lời sang hình vẽ và ngược lại; khả năng giải thích hay suy ra ý nghĩa các dữ liệu; theo đuổi và mở rộng một lập luận và giải các bài toán mà ở đó sự chọn lựa các phép toán là cần thiết.

Mức độ nhận thức này gồm các câu hỏi để học sinh có thể sử dụng các kiến thức học được mà không cần liên hệ với kiến thức khác, hay nhận ra các kiến thức đó qua những áp dụng của nó. Những câu hỏi này nhằm xác định xem học sinh có nắm được ý nghĩa của kiến thức mà không đòi hỏi học sinh phải áp dụng hay phân tích nó.

(a) chuyển đổi (b) giải thích (c) ngoại suy

Giải thích thì bao gồm chuyển đổi, còn ngoại suy thì bao gồm cả chuyển đổi và giải thích.

(a) Chuyển đổi

Đây quá trình trí tuệ về sự chuyển đổi ý tưởng trong sự giao tiếp thành các dạng tương ứng khác. Học sinh được yêu cầu thay đổi từ một dạng ngôn ngữ này sang dạng khác, hay từ một dạng ký hiệu này sang dạng khác. Ví dụ như khi một phát biểu bằng lời về một quan hệ được chuyển đổi thành một công thức, hay khi một công thức đại số được chuyển đổi thành một phát biểu có tính đồ thị về mối quan hệ đó. Một trường hợp khác của chuyển đổi là nhận ra hay đưa ra những ví dụ minh hoạ cho các định nghĩa, mệnh đề hay nguyên tắc đã cho. Với những dữ liệu đã thu được, khả năng chuẩn bị những biểu diễn bằng các sơ đồ cũng ở trong mức độ nhận thức này.

Sau đây là các ví dụ có mục tiêu thuộc dạng chuyển đổi. Cuối kỳ học này học sinh có thể

(i) viết phương trình để biểu thị một đồ thị đã cho;

(ii) chuyển đổi các khái niệm hình học cho dưới dạng lời sang dạng hình ảnh phẳng và dạng không gian;

(iii) viết dưới dạng ký hiệu một mệnh đề cho bằng lời của một đẳng thức và ngược lại.

Ví dụ:

Những câu hỏi kiểm tra sự chuyển đổi là: 1. Viết một phương trình ứng với đường

thẳng được cho ở hình bên.

4

2

- 2

5

2. Mệnh đề “Với bốn số nguyên dương liên tiếp tuỳ ý, thì tổng bình phương của các số hạng thứ nhất và cuối cùng sẽ lớn hơn tổng bình phương của hai số ở giữa là bốn” có thể diễn tả như sau:

Một phần của tài liệu Cach bien soan de kiem tra Toan THCS theo chuan (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w