VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UBT

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 1- 2012 đến tháng 12- 2012 (Trang 73 - 110)

Trong nghiên cứu của chứng tôi, có 296/447 trường hợp chỉ phẫu thuật cắt u (66,2%), có 79 trường hợp cắt u và cắt buồng trứng (17,7%), có 72 trường hợp phẫu thuật triệt để (16,1%) và có 35 trường hợp sau phẫu thuật có điều trị bổ trợ hóa xạ. Như vậy, phần lớn số bệnh nhân u buồng trứng chỉ phẫu thuật cắt u (phẫu thuật nội soi) và theo chúng tôi tỷ lệ này là hoàn toàn hợp lý vì các u lành tính chiếm 85,9%. Với những trường hợp u lành tính, kích thước nhỏ, bệnh nhân còn trẻ thì việc bảo tồn buồng trứng, tử cung và phần phụ là đương nhiên để đẩm bảo chất lượng cuộc sống của học và cũng là giải pháp hợp lý loại trừ u nhưng giảm thiểu chi phí, số ngày nghỉ lao động của bệnh nhân và xã hội. Những trường hợp u buồng trứng ác tính có chỉ định cắt rộng rãi là phù hợp nhằm tránh tái phát hoặc bỏ sót u. Với những trường hợp u lan rộng, việc điều trị bổ trợ bằng hóa/ xạ trị là cần thiết và đúng phác đồ điều trị. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Linh về các u buồng trứng giáp biên chó thấy: trong 116 trường hợp u buồng trứng giáp biên, có 79 trường hợp được phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản ngay khi phẫu thuật lần đầu tiên (chiếm 67,5%), tỷ lệ được phẫu thuật triệt để ngay chiếm 31,6% [16].

Điều trị các u buồng trứng, phẫu thuật được coi là phương pháp ưu tiên hàng đầu. Trong các phương pháp phẫu thuật u buồng trứng, có hai phương pháp chính: Phẫu thuật nội soi và mổ bụng. Nội soi (endoscopy) có nghĩa thám sát bên trong cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán hoặc điều trị bằng cách sử dụng ống nội soi – một công cụ được sử dụng để kiểm tra bên trong một cơ quan hoặc các khoang của cơ thể. Không giống như hầu hết các phương pháp hình ảnh khác, ống nội soi được đưa trực tiếp vào cơ quan, từ đó có thể thực

hiện thăm khám hay can thiệp ngoại khoa dễ dàng. Phẫu thuật nội soi (laparoscopic surgery) còn gọi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS), phẫu thuật bandaid, hoặc phẫu thuật lỗ khóa, là một kỹ thuật hiện đại, trong đó phẫu thuật viên có thể thực hiện được các thủ thuật thông qua các vết mổ nhỏ (thường là 0,5-1,5 cm) mà không cần phải mở ổ bụng. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm so với mổ mở, bao gồm giảm đau do vết mổ nhỏ hơn và giảm xuất huyết, thời gian phục hồi ngắn hơn. Mổ nội soi được ghi nhận vào năm 1902, khi Georg Kelling, Dresden và Saxony thực hiện thực hiện thủ thuật nội soi đầu tiên vào ổ bụng chó. Năm 1910, Hans Christian Jacobaeus ở Thụy Điển báo cáo ca nội soi ổ bụng đầu tiên ở người. Vài thập kỷ sau, nhiều phẫu thuật viên đã đúc kết và phổ biến các phương pháp tiếp cận gần hơn nữa cho nội soi ổ bụng. Sự phát triển của máy ảnh, chip máy tính có tác động quan trọng đến lĩnh vực phẫu thuật nội soi. Thời kì đầu, nội soi ổ bụng là một phương pháp với các ứng dụng rất hạn chế, được sử dụng chủ yếu cho mục đích chẩn đoán và thực hiện các thủ thuật đơn giản (công bố về phẫu thuật nội soi chẩn đoán bởi Raoul Palmer trong đầu những năm 1950, tiếp theo công bố của Frangenheim và Semm. Hans Lindermann và Kurt Semm thực hiện bơm CO2 trong giữa những năm 1970). Năm 1972, Clarke đã phát minh ra và được cấp bằng sáng chế với việc ghi lại phim phẫu thuật nội soi. Trong năm 1975, Tarasconi ở Brazil đã cắt bỏ cơ quan bằng phẫu thuật nội soi và được ghi nhận là người đầu tiên cắt bỏ cơ quan trong y văn bằng phẫu thuật nội soi. Năm 1981, Semm, từ đại học Frauenklinik, Kiel, Đức, đã thực hiện mổ ruột thừa bằng nội soi ổ bụng. Từ đó, Semm đã thực hiện nhiều thủ thuật phẫu thuật nội soi khác nhau, chẳng hạn như cắt u nang buồng trứng, điều trị thai ngoài tử cung và cắt tử cung đường âm đạo. Trước năm 1990, thực hiện phẫu thuật nội soi chủ yếu là giải quyết bệnh phụ khoa, thủ tục đơn giản như phẫu thuật nội soi chẩn đoán hoặc thắt ống dẫn trứng. Từ sau 1990, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phẫu thuật nội soi đã có những bước tiến vượt bậc, thực hiện được nhiều thủ thuật liên quan đế các tạng trong ổ bụng,

thúc đẩy ngành phẫu thuật ngoại khoa phát triển. Ngày nay, phẫu thuật nội soi đã trở thành một phương pháp được chấp nhận để điều trị các u buồng trứng, tất nhiên với các u có kích thước lớn >10cm được khuyến cáo phẫu thuật mở bụng. Gần đây, những tiến bộ mới trong kỹ thuật phẫu thuật nội soi đã cung cấp những khả năng mới cho việc điều trị nội soi u buồng trứng lớn Một báo cáo về kết quả phẫu thuật nội soi 15 trường hợp u buồng trứng có kích thước >10cm (CA125 <35U/ml) thành công tốt đẹp đã được báo cáo bởi Vishwanath V Shindholimath và CS tại bệnh viện

Rural. Với rất nhiều ưu điểm của phẫu thuật nội soi so với phẫu thuật mổ mở, chúng tôi cho rằng, tỷ lệ phẫu thuật nội soi sẽ ngày càng tăng lên và nên áp dụng cho tất cả các u buồng trứng có kích thước <10 cm và các bằng chứng về siêu âm, CT và CA125 cho phép đánh giá là một u lành tính.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật của 447 BN u buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/1/2012 đến 31/12/2012, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả phẫu thuật

- Bệnh nhân ít tuổi nhất là 14, BN nhiều tuổi nhất là 78. Số BN u buồng trứng lành tính, nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 40-49 (22,6%), tiếp đến là nhóm tuổi 50-59 (18,6%). Trong số u ác tính, nhóm tuổi 30-39 là nhiều nhất với 4%.

- Số phụ nữ bị UBT có 2 lần sinh chiếm nhiều nhất (32% và 5,6%). - Trong nhóm UBT lành tính, triệu chứng đau bụng chiếm nhiều nhất với 44,3%, tiếp đến là nhóm phối hợp nhiều triệu chứng (16,3%). Trong nhóm UBT ác tính, biểu hiện phối hợp nhiều triệu chứng gặp nhiều nhất (10,2%). Có 99% các trường hợp UBT lành tính không đau khi khám.

- Các UBT lành tính có đường kính <10cm chiếm 88,0%.

- Các u ác tính, u hạn chế di động hoặc không di động chiếm 87,3%. - Trong nhóm UBT lành tính, typ dạng nội mạc và nang bì chiếm nhiều nhất (30,4% và 27,6%), u quái thành thục và u nhú bề mặt chiếm ít nhất (5,3% và 6,5%). Trong nhóm u ác tính, typ ung thư biểu mô chiếm nhiều nhất với 65,1%, typ u dây sinh dục ác tính chiếm ít nhất (9,5%).

- Chẩn đoán trước PT có 369 u lành tính, trong số đó có 281 trường hợp BN có nồng độ CA 125< 35U/ml, không có trường hợp nào u lành tính có nồng độ CA 125 >394U/ml. Chẩn đoán trước PT có 78 trường hợp u ác tính BT có 43/74 trường hợp có nồng độ CA 125 >394 U/ml, không có trường hợp nào chẩn đoán u ác tính BT có nồng độ CA 125<35U/ml. Chẩn đoán sau PT thấy nhóm UBT lành tính, số BN có nồng độ CA 125>394 U/ml chỉ chiếm 0,9%. Trong nhóm BN có UBT ác tính, số BN có nồng độ CA 125<35 U/ml không gặp trường hợp nào, số BN có nồng độ CA 125>394 U/ml chiếm nhiều nhất với 39/63 bệnh nhân.

- Chẩn đoán siêu âm so với kết quả phẫu thuật thấy tỷ lệ âm tính giả là 4,2%, giá trị dự báo dường tính là 95,7%.

2. Về phương pháp phẫu thuật u buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

- Trong tổng số 447 trường hợp UBT có 76,9% các trường hợp được mổ nội soi, số mổ mở chỉ 23,1%.

- Có 66,2% các trường hợp chỉ phẫu thuật bóc u, có 17,7% các trường hợp được cắt u kèm buồng trứng và có 16,1% các trường hợp vừa cắt u, cắt buồng trứng, tử cung, phần phụ và mạc nối lớn.

- Chẩn đoán trước phẫu thuật cho thấy: Tỷ lệ dương tính giả trong chẩn đoán UBT lành tính là 3,9% và âm tính giả là 2,3%. Chẩn đoán u buồng trứng ác tính có tỷ lệ dương tính giả là 12,7% và âm tính giả là 4,8%.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật của 447 BN u buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi xin đưa ra các khuyến nghị sau:

1. Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu nên chẩn đoán u buồng trứng cần dựa vào các xét nghiệm có giá trị như siêu âm, nồng độ CA 125, nhất là khi nồng độ CA125 vượt quá 35U/ml.

2. Cần thực hiện xét nghiệm mô bệnh học sau phẫu thuật các u buồng trứng để có chẩn đoán xác định và phương án điều trị, theo dõi tiếp theo có hiệu quả.

3. Với các trường hợp u buồng trứng lành tính, nên phẫu thuật nội soi bóc u, với các trường hợp u buồng trứng ác tính cần phẫu thuật triệt để và kết hợp hóa, xạ trị.

TIẾNG VIỆT

1. Bài giảng ung thư học (1997), Ung thư buồng trứng. Nhà xuất bản Y học, tr 167-172.

2. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Hà Nội (2000), Các khối u buồng

trứng, Bài giảng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, pp. 380-405.

3. Bonnin.A, Legmann.P, Convard.JP (1997), sách dịch "Bệnh học

buồng trứng", Cẩm nang siêu âm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 221-229.

4. Đặng Thế Căn, Nguyễn Phi Hùng (2001), Giá trị của chẩn đoán sinh

thiết tức thì qua nghiên cứu 1917 trường hợp tại bệnh viện K Hà Nội ,

Y học thực hành Thành phố Hồ chí Minh, Số đặc biệt chuyên đề ung thư, pp 112-114.

5. Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Duy Tài, Nguyễn Sào Trung (2004),

CA12.5 trong dự đoán độ ác tính của u buồng trứng, Tạp chí thông tin Y dược, số 10/2004. tr 37-39.

6. Dương Thị Cương (2005), Các khối u buồng trứng. Sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, tr 390-397.

7. Phan Trường Duyệt (2007), Siêu âm chẩn đoán các khối u buồng

trứng, Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 361-371.

8. Lê Thị Anh Đào (2001), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận

lâm sàng góp phần chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội.

ung thư học Việt Nam, 1-2010, , pp. 73-80.

10. Nguyễn Bá Đức (2002), Ung thư buồng trứng (không phải tế bào

mầm), Hoá chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 130-137.

11. Quách Minh Hiến (2004): Tình hình khối u buồng trứng thực thể

được điều trị tại VBVBM&TSS trong 3 năm 2001-2003. Luận văn Thạc sỹ y học, ĐHY Hà Nội.

12. Trần Quang Hưng (2010), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

và giá trị sinh thiết tức thì trong chẩn đoán u buồng trứng tại Bệnh viện K. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

13. Đỗ Kính (2004), Hệ sinh dục nữ. Mô học. Nhà xuất bản Y học, tr 531- 553.

14. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), CA125, Xét nghiệm

xử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 890-891.

15. Lâm sàng sản phụ khoa (2003), Khối u buồng trứng. Nhà xuất bản Y học, tr 458-470.

16. Nguyễn Thị Hương Linh (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,

cận lâm sàng và xử trí u buồng trứng giáp biên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2001 đến 2010. Luận văn BSCKII, Trường Đại học Y Hà Nội.

17. Đinh Thế Mỹ (2003), Khối u buồng trứng. Lâm sàng sản phụ khoa.

Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi, Vũ Thị Kim Chi (2000),

"Nghiên cứu dự đoán độ lành ác của khối u buồng trứng bằng siêu âm và CA 12-5, CA153 trong huyết thanh", Y học TP. Hồ Chí Minh, Vol. 4, No. 4: trang 216 - 220.

20. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Chánh Thuận (2002), Khảo sát sự

gia tăng CA12.5 trong máu trước mổ trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tiên phát, Tạp chí Thông tin Y dược, số 11/2002, tr 27-30.

21. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Hà Tố Nguyên, Nguyễn Xuân Trang (2005), Giá trị dự đoán ung thư buồng trứng của siêu âm trắng đen. Hội nghị sản phụ khoa Việt-Pháp tháng 5/2005, tr 10-11.

22. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cs (2002), Chẩn đoán và điều trị khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ năm 2001. Nội san sản phụ khoa, số đặc biệt, tháng 7-2002; 73-80.

23. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cs (2002), Tình hình khối u buồng trứng và tuổi mãn kinh tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ năm 2001. Nội san sản phụ khoa, số đặc biệt, tháng 7-2002; 53-54.

24. Trần Văn Quy, Đinh Xuân Tửu (1973), Thông báo sơ bộ về ung thư

buồng trứng, Sản phụ khoa, tr. 14-25.

25. Vũ Bá Quyết (2011), Nghiên cứu giá trị của CA 125 trong chẩn đoán

giai đoạn và theo dõi điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

26. Vũ Bá Quyết (2010), Nghiên cứu nồng độ CA125 huyết thanh trong ung thư biểu mô buồng trứng trước phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Y học Thực hành, số 5 (716), tr. 7-10.

28. Lê Trung Thọ, Lê Quang Vinh (2007), Nghiên cứu sự bộc lộ Ki67,

p53, Heu2-neu một số u biểu mô buồng trứng giáp biên và ung thư buồng trứng. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 11, Phụ bản của số 4, 656-660.

29. Đỗ Danh Toàn, Trần Sơn Thạch, Tạ Thị Thanh Thủy (2005), Đặc

điểm siêu âm trong đánh giá khối u buồng trứng ác tính", Y học thành phố Hồ Chí Minh* tập 9* phụ bản của số 4, tr 496-501.

30. Tạ Văn Tờ (2010), Nhận xét một số đặc điểm mô bệnh học u tế bào

mầm ác tính buồng trứng, Tạp chí Y học thực hành, số 6(723), pp. tr 127-129.

31. Thái Anh Tú, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Văn Thành (2009), Bướu carcinoid nguyên phát của buồng trứng báo cáo một trường hợp và xem lại y văn. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ bản của số 6, 724-727.

32. Lê Quang Vinh, Lê Trung Thọ (2009), Một số đặc điểm đại thể của u biểu mô buồng trứng. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ bản số 3, 121-127.

33. Lê Quang Vinh (2008), Nghiên cứu hình thái học các u biểu mô

buồng trứng. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

TIẾNG ANH

34. Aguirre P, Scully RE (1982), Malignant neuroectodermal tumor of the

ovary, a distinctive form of monodermal teratoma: report of five cases.

Am J Surg Pathol.6(4):283–292.

35. Australian Institute of Health and Welfare (AIHW) and Australasian Association of Cancer Registries (AACR) (2002),

36. Aure J.C, Hoeg K, Kolstaad P (1971), Clinical and histological

studies of ovarian carcinoma: Long - term follow- up of 999 cases. Obstet Gynecol. 37:1.

37. Ayhan A, Bildirici I, Gunalp S, et al. (2000), Pure dysgerminoma of

the ovary: a review of 45 well staged cases", Eur J Gynaecol Oncol, 21 (1), pp. 98-101.

38. Bankhead CR, Kehoe ST, Austoker J (2005), Symptoms associated

with diagnosis of ovarian cancer: a systematic review". BJOG. 112 (7): 857–65.

39. Bassily, N.H., Vallorosi, C.J., Akdas, G., Montie, J.E. and Rubin, M.A (2000), Coordinate expression of cytokeratins 7 and 20 in prostate adenocarcinoma and bladder urothelial carcinoma. Am J Clin Pathol;113:383- 8.

40. Bell DA, Scully RE (1994), Early de novo ovarian carcinoma: A study of fourteen cases. Cancer. 73: 1859- 64.

41. Benjapibal M, Boriboonhirunsarn D, Suphanit I, et al. (2000),

Benign cystic teratoma of the ovary : a review of 608 patients, J Med Assoc Thai, 83 (9), pp. 1016-20.

42. Benacerraf .BR, Finkler.NJ and al (1990), Sonographic accuracy in

the diagnosis of ovarian masses, J Reprod Med, 35: 491-495.

43. Berek JS et al (1988), Ovarian cancer. Novack’ Gyneology, 12th edition, 1155-1217.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 1- 2012 đến tháng 12- 2012 (Trang 73 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w