CÁC ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA UBT

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 1- 2012 đến tháng 12- 2012 (Trang 45 - 110)

3.3.1. Phân bố theo typ mô bệnh học

Bảng 3.7. Phân bố các typ MBH của UBT sau phẫu thuật

Loại u Typ u Số lượng Tỷ lệ % p

U buồng trứng lành tính (N= 384) Thanh dịch 51 13,3 Dạng nội mạc 116 30,4 0,036 Nang bì 106 27,6 U nhầy 65 16,9 U quái thành thục 21 5,3 Nhú bề mặt 25 6,5 U buồng trứng ác tính N= 63

Ung thư biểu mô 41 65,1 0,031

U tế bào mầm 16 25,4

U dây sinh dục 6 9,5

Nhận xét: Trong nhóm UBT lành tính, typ dạng nội mạc và nang bì chiếm nhiều nhất (30,4% và 27,6%), u quái thành thục và u nhú bề mặt chiếm ít nhất (5,3% và 6,5%). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa typ dạng nội mạc và nang bì với các typ u còn lại với p=0,036.

Trong nhóm u ác tính, typ ung thư biểu mô chiếm nhiều nhất với 65,1%, typ u dây sinh dục ác tính chiếm ít nhất (9,5%). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa typ ung thư biểu mô với 2 typ còn lại với p= 0,031.

3.3.2. Phân bố UBT theo nồng độ CA 125 trước phẫu thuật

Bảng 3.8. Phân bố UBT theo nồng độ CA 125 trước phẫu thuật

Nồng độ Nhóm u

<35 (U/ml) 35-124 (U/ml) 125-394 (U/ml) > 394 (U/ml)

n % n % n % n %

UBT lành tính 281 62,9 60 13,4 28 6,3 0 0,0

UBT ác tính 0 0,0 11 2,5 24 5,4 43 4,8

Tổng 281 62,9 71 15,9 52 11,7 43 4,8

Nhận xét: Theo chẩn đoán trước phẫu thuật có 369 u lành tính, trong số đó có 281 trường hợp BN có nồng độ CA 125< 35U/ml, không có trường hợp nào chẩn đoán u lành tính có nồng độ CA 125 >394U/ml.

Chẩn đoán trước phẫu thuật có 78 trường hợp u ác tính buồng trứng có 43/74 trường hợp có nồng độ CA 125 >394 U/ml, không có trường hợp nào chẩn đoán u ác tính buồng trứng có nồng độ CA 125<35U/ml.

Bảng 3.9. Phân bố UBT theo nồng độ CA 125 sau phẫu thuật

Nồng độ Nhóm u

<35 (U/ml) 35-124 (U/ml) 125-394 (U/ml) > 394 (U/ml)

n % n % n % n %

UBT lành tính 281 62,9 62 13,9 37 8,3 4 0,9

UBT ác tính 0 0,0 9 2,0 15 3,4 39 3,9

Nhận xét: Số BN có nồng độ CA 125< 35 U/ml chiếm nhiều nhất với 62,9%. Số BN có nồng độ CA 125>394 U/ml chiếm ít nhất với 4,8%.

- Trong nhóm UBT lành tính, số BN có nồng độ CA 125>394 U/ml chỉ chiếm 0,9%. - Trong nhóm BN có UBT ác tính, số BN có nồng độ CA 125<35 U/ml không gặp trường hợp nào, số BN có nồng độ CA 125>394 U/ml chiếm nhiều nhất với 39/63 bệnh nhân.

3.3.3. Đặc điểm siêu âm của UBT

Bảng 3.10. Các đặc điểm kích thước trên siêu âm của u buồng trứng

U < 10cm U ≥ 10cm p

n % n % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBT lành tính 302 67,6 82 18,3 0,021

UBT ác tính 18 4,0 45 10,1 0,029

Tổng 320 71,6 127 28,4

Nhận xét: Trên siêu âm, số BN có UBT lành tính có kích thước <10cm chiếm 67,6%, số trường hợp u có kích thước >10cm chỉ chiếm 18,3%. Có sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,021.

Trong nhóm BN UBT ác tính, số có u >10cm chiếm 10,1% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm u ác tính có kích thước <10cm với p=0,029.

Bảng 3.11. Các đặc điểm trên siêu âm của u buồng trứng

Đặc điểm Nhú Vách Thành phần đặc n % n % n % UBT lành tính (N=384) 36 8,1 120 26,8 125 28,0 UBT ác tính (N=63) 53 11,9 50 11,1 63 14,1 Tổng 89 19,9 170 38,0 188 42,1

Nhận xét: Tỷ lệ u có nhú chiếm ít nhất (19,9%), nhiều nhất là hình ảnh u có thành phần đặc (42,1%). Trong nhóm u ác tính, thành phần nhú chiếm rất cao (53/63 trường hợp), u có vách có 50/63 trường hợp và u có thành phần đặc chiếm 100% các trường hợp.

Bảng 3.12. Các đặc điểm âm vang trên siêu âm của u buồng trứng

Nhóm u Tăng âm Giảm âm Hỗn hợp

n % n % n %

UBT lành tính (N=384) 37 8,3 45 10,1 244 54,5

UBT ác tính (N=63) 41 9,2 25 5,6 55 12,3

Tổng 78 17,5 70 15,7 299 66,8

Nhận xét: Trên siêu âm, tỷ lệ âm hỗn hợp chiếm nhiều nhất (66,8%), tiếp đến là nhóm tăng âm (17,5%) và nhóm giảm âm chiếm ít nhất (15,7%). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ âm hỗn hợp với các nhóm còn lại với p<0,05. Trong nhóm UBT ác tính, tỷ lệ có âm hỗn hợp rất cao (55/63 trường hợp), có sự khác biệt có ý nghĩa với nhóm giảm âm với p= 0,002.

Hình 3.1. Hình ảnh siêu âm nang thanh dịch. U có vách, đồng âm.

Hình 3.2. Hình ảnh siêu âm nang nhầy. U có vách, âm hỗn hợp.

Hình 3.3. Hình ảnh siêu âm nang dạng nội mạc lành tính. U có vách, đồng âm.

Hình 3.4. Hình ảnh siêu âm nang bì buồng trứng. U dạng đặc.

Hình 3.5. Đại thể u nhày lành tính. U có khoang, vách chứa dịch nhầy.

Hình 3.6. Đại thể u nhày ác tính. U có khoang, vách, nhú dầy, hoại tử và

chảy máu.

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các phương pháp phẫu thuật

Nhận xét: Trong tổng số 447 trường hợp UBT có 76,9% các trường hợp được mổ nội soi, số mổ mở chỉ 23,1%. Sự khác biệt giữa hai phương pháp phẫu thuật là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.13. Các phương pháp điều trị phẫu thuật

Chỉ cắt u Cắt u và BT PT triệt để* PT + Hóa /xạ Số lượng 296 79 72 35 Tỷ lệ % 66,2 17,7 16,1 7,8 * Cắt u kèm tử cung, phần phụ và mạc nối lớn

Nhận xét: Có 66,2% các trường hợp chỉ phẫu thuật cắt u, có 17,7% các trường hợp được cắt u kèm buồng trứng và có 16,1% các trường hợp vừa cắt u, cắt buồng trứng, tử cung, phần phụ và mạc nối lớn. Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ chỉ cắt u với các phương pháp điều trị còn lại với p<0,05.

3.5. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VỚI HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ẢNH SIÊU ÂM

Bảng 3.14. Đối chiếu một số triệu chứng lâm sàng với hình ảnh siêu âm

Hình ảnh Triệu chứng Nhú Vách Thành phần đặc Tổng n % n % n % Đau bụng 31 6,9 85 19.0 91 20,4 207 Tức hạ vị 11 0,2 15 3,4 19 4,3 45 Tự sờ thấy u 5 0,4 11 2,5 10 2,2 26 Rối loạn KN 9 2,0 10 2,2 12 2,7 31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rối loạn đại, tiểu tiện 1 0,2 5 1,1 2 0,4 8

Tình cờ phát hiện 2 0,4 1 0,2 9 2,0 12

Nhiều triệu chứng 30 6,7 43 9,6 45 10,1 118

Nhận xét:

- Tỷ lệ u có thành phần đặc có biểu hiện triệu chứng đau và phối hợp nhiều triệu chứng chiếm nhiều nhất (tương ứng 20,4% và 10,1%) và có sự khác biệt có ý nghĩa với hình ảnh siêu âm u có vách hoặc nhú với p<0,05.

- Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, tự sờ thấy u hay rối loạn đại, tiểu tiện và tình cờ phát hiện thấy u không có sự khác biệt có ý nghĩa về hình ảnh siêu âm với p>0,05.

Bảng 3.15. Đối chiếu một số triệu chứng lâm sàng với âm vang trên siêu âm

Hình ảnh Triệu chứng

Tăng âm Giảm âm Hỗn hợp Tổng

n % n % n %

Đau bụng 27 6,0 19 4,3 161 36,0 207

Tức hạ vị 15 3,6 12 2,7 18 4,0 45

Tự sờ thấy u 10 2,2 9 2,0 7 1,6 26

Rối loạn KN 9 2,0 7 1,6 15 3,4 31

Rối loạn đại, tiểu tiện 3 0,7 4 0,9 1 0,2 8

Nhiều triệu chứng

10 2,2 11 2,5 95 21,3 118

Tổng 78 17,4 70 15,7 299 66,9 447

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với âm vang trên siêu âm (p>0,05).

Bảng 3.16. Đối chiếu nồng độ CA 125 trước phẫu thuật với âm vang siêu âm

Âm vang CA125 Tăng âm (n=78) Giảm âm (n=70) Hỗn hợp (n=299) p n % n % n % <35 (U/ml) 50 64,1 30 42,8 201 67,2 0,055 35-124 (U/ml) 5 6,4 12 17,2 54 18,1 0,051 125-394 (U/ml) 12 15,4 14 20,0 26 8,7 0,05 > 394 (U/ml 11 14,1 14 20,0 18 6,0 0,04

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa ở nhóm BN có nồng độ CA125 trước phẫu thuật là <35 U/ml; 35-124 U/ml và 125-394 U/ml với p≥ 0,05. Ở nhóm BN có nồng độ CA 125 trước phẫu thuật >394 U/ml, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm âm vang hỗn hợp với nhóm tăng âm và giảm âm với p=0,04.

Bảng 3.17. Đối chiếu nồng độ CA 125 với hình ảnh siêu âm

Siêu âm CA125 Nhú (n=89) Vách (n= 170) Thành phần đặc (n=188) p n % n % n % <35 (U/ml) 41 46,1 123 75,3 117 62,2 0,05 35-124 (U/ml) 18 20,2 20 11,8 33 17,6 0,05 125-394 (U/ml) 14 15,7 12 7,1 26 13,8 0,041 > 394 (U/ml 16 18,0 15 8,8 12 6,4 0,038

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có nồng độ CA 125 từ <35 U/ml đến 124 U/ml không có sự khác biệt có ý nghĩa với hình ảnh siêu âm (p=0,05). Nhóm bệnh nhân có nồng độ CA 125 từ 125-394 có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ của nhóm nang có vách với hai nhóm còn lại (p=0,041). Nhóm bệnh nhân có nồng độ CA 125 > 394 có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ của nhóm có hình ảnh thành phần đặc với hai nhóm còn lại (p=0,038).

Bảng 3.18. Đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả phẫu thuật

Siêu âm PT U buồng trứng Không rõ u buồng trứng p n % n % Lành tính 383 85,7 19 4,2 0,002 Ác tính 45 10,1 0 0,0 0,0001 Tổng 428 95,8 19 4,2

Nhận xét: Có 19 trường hợp siêu âm không xác định chính xác có u buồng trứng (chiếm 4,2%), chỉ xác định được 45 trường hợp nghi u ác tính (10,1%). Giá trị dự báo dường tính là 95,7%.

3.6. ĐỐI CHIẾU CHẨN ĐOÁN UBT TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT

Bảng 3.19. Đối chiếu chẩn đoán u biểu mô buồng trứng trước và sau PT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẩn đoán trước PT Chẩn đoán sau PT Tỷ lệ phù hợp n % n % U BT lành tính 369 82,6 384 85,9 96,1 U BT ác tính 78 17,4 63 14,1 80,8 Tổng 447 100,0 447 100,0 Nhận xét:

- Chẩn đoán UBT lành tính trước phẫu thuật có mức độ phù hợp 96,1% so với chẩn đoán sau phẫu thuật, không có sự khác biệt có ý nghĩa với p>0,05.

- Chẩn đoán UBT ác tính trước phẫu thuật có mức độ phù hợp 80,8% so với chẩn đoán sau phẫu thuật, có sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.

Bảng 3.20. Tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả của chẩn đoán trước PT

Typ u

Chẩn đoán UBT trước phẫu thuật

Dương tính giả Âm tính giả

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

UBT lành tính 15 3,9 9 2,3

UBT ác tính 8 12,7 3 4,8

Nhận xét: Chẩn đoán trước phẫu thuật cho thấy: Tỷ lệ dương tính giả trong chẩn đoán UBT lành tính là 3,9% và âm tính giả là 2,3%. Chẩn đoán u buồng trứng ác tính có tỷ lệ dương tính giả là 12,7% và âm tính giả là 4,8%.

Bảng 3.21. Đối chiếu kích thước u trên siêu âm với kích thước u khi PT

Chẩn đoán siêu âm Chẩn đoán sau PT Tỷ lệ phù hợp p n % n % U <10cm 320 71,6 360 80,5 88,9 0,05 U ≥ 10cm 127 28,4 87 19,5 68,5 0,042

Nhận xét: Mức độ phù hợp của các u có kích thước <10cm trên siêu âm và sau phẫu thuật là 88,9%, không có sự khác biệt có ý nghĩa về kích thước u <10 cm của hai phương pháp với p=0,05.

Mức độ phù hợp của các u có kích thước ≥ 10cm trên siêu âm và sau phẫu thuật là 68,5%, có sự khác biệt có ý nghĩa về kích thước u ≥ 10 cm của hai phương pháp với p=0,042.

Phương pháp PT Cách xử trí Tổng Cắt u (n/%) Cắt u + BT (n/%) PT triệt để (n/%)

Mổ bụng 9 (2,0%) 22 (4,9%) 72 (16,1%) 103

Nội soi 287 (64,2%) 57 (12,6%) 0 (0,0%) 344

Tổng số 296 79 72 447

Nhận xét: Cách xử trí cắt u chủ yếu bằng phương pháp PT nội soi (64,2%). Cách xử trí cắt u và buồng trứng chủ yếu bằng phương pháp PT nội soi (12,6%%). Cách xử trí PT triệt để chỉ bằng phương pháp PT mổ bụng.

Bảng 3.23. Liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và kết quả mô bệnh học

Kết quả mô bệnh học Phương pháp PT Tổng số Nội soi Mổ bụng n % n % U lành tính U thanh dịch 39 8,7 12 2,7 51 U dạng nội mạc 111 24,8 5 1,1 116 U nhầy 59 13,2 6 1,3 65 U nhú bề mặt 17 3,8 8 5,4 25 Nang bì 106 23,7 0 0,0 106 U quái thành thục 1 0,2 20 4,5 21 U ác tính

Ung thư biểu mô 5 1,1 36 8,1 41

U tế bào mầm 4 0,9 12 2,7 16

U mô đệm dây sinh dục 2 0,4 4 0,9 6

Tổng 344 103 447

Nhận xét: Các u ác tính có tỷ lệ mổ bụng cao hơn có ý nghĩa só với nhóm u lành tính. Các u lành tính hầu hết được mổ bằng phương pháp nội soi.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC

Trong nghiên cứu của chúng tôi, với 447 trường hợp u buồng trứng, về tổng thể cho thấy u buồng trứng lành tính chiếm 85,9%, u buồng trứng ác tính chiếm 14,1%. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 14, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 78. phân bố từ nhóm tuổi <20 đến >70 tuổi. Trong số BN u buồng trứng lành tính, nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 40-49 (22,6%), tiếp đến là nhóm tuổi 50-59 (18,6%), nhóm tuổi 30-39 với 17,9%. Các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ không nhiều. Nếu tính khoảng tuổi từ 30-59, tỷ lệ BN có u buồng trứng lành tính chiếm 59,1%. Trong nhóm u ác tính, tính chung trong toàn bộ 447 BN, nhóm tuổi 20-39 có tỷ lệ cao nhất là 4% và các nhóm tuổi <20 và 40-49 đứng thứ 2 với 2,7%; tuy nhiên nếu tính % trong mỗi nhóm tuổi thì nhóm tuổi <20 có tỷ lệ cao nhất (12/34 trường hợp với 35,3%). Kết quả phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Quách Minh Hiến [11]. Theo tác giả, bệnh nhân ít tuổi nhất là 14, cao nhất là 84, tuổi trung bình 37; trong đó nhóm 21 - 50 tuổi gặp nhiều nhất với 68,7%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng và CS [22, 23], tác giả cho biết bệnh nhân ít tuổi nhất là 19, cao tuổi nhất là 89, tuổi trung bình là 36,7; nhóm tuổi hay gặp nhất

là < 50 (85,7%). So với các tác giả nước ngoài, tuổi bệnh nhân mắc trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Fox và cộng sự. Các tác giả cho thấy tuổi thấp nhất là 17, cao nhất là 89, tuổi trung bình là 45[51] . Kết quả của chứng tôi cũng giống như kết quả nghiên cứu của Naaila Aslam và CS [69], kết quả nghiên cứu của Bell và CS tiến hành ở Bắc Mỹ. Trong các nghiên cứu này tác giả nhận thấy vào khoảng 2/3 các u buồng trứng xảy ra ở các phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và 80%-90% số bệnh nhân này nằm trong độ tuổi từ 20- 65; dưới 5% xảy ra ở trẻ em [39, 40]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số BN u buồng trứng lành tính, nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 40-49 (22,6%), tiếp đến là nhóm tuổi 50-59 (18,6%), nhóm tuổi 30-39 với 17,9%. Các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ không nhiều. Nếu tính khoảng tuổi từ 30-59, tỷ lệ BN có u buồng trứng lành tính chiếm 59,1%.

Trong 384 trường hợp u biểu mô buồng trứng lành tính, chúng tôi thấy khoảng tuổi mắc bệnh rất rộng. Bệnh nhân có thể còn rất trẻ (14 tuổi) nhưng có thể đã nhiều tuổi (78 tuổi) song sự phân bố bệnh nhân lại không đều. Hầu hết các u biểu mô buồng trứng lành tính được tập trung trong độ tuổi từ 30- 59, số bệnh nhân mắc u biểu mô buồng trứng lành tính ở khoảng tuổi này là 59,1%. Như vậy, tần suất có u biểu mô buồng trứng lành tính ở khoảng tuổi này có sự khác biệt rõ rệt với khoảng tuổi <20 và ≥60 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Qua nghiên cứu các u biểu mô buồng trứng chúng tôi nhận thấy u lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất 85,9% tương tự kết quả nghiên cứu của Yasick và cộng sự [80] cũng nhận thấy 75%-80% các u buồng trứng là lành tính và 55%-60% u lành gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

Typ u biểu mô thanh dịch lành tính có ở tất cả các khoảng tuổi nhưng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật các khối u buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 1- 2012 đến tháng 12- 2012 (Trang 45 - 110)