2. Mức độ Vừa: 20-100 tổn thương không viêm, hoặc 15-50 tổn thương
4.1.2. Các loại thương tổn và mức độ tổn thương
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy thương tổn gặp nhiều nhất là tổn thương viêm nông với tỷ lệ 100%, tiếp đến là nhân trứng cá (91,7%), ít nhất là tổn thương viêm sâu ( nang,cục )(21,7%). Da nhờn, dát đỏ, dát thâm là những tổn thương kèm theo chiếm tỷ lệ nhiều trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Điểm chú ý nhóm ĐC có tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương sẹo lõm kèm theo (56,7%) là cao hơn hẳn so với nhóm NC (26,7%)
Phân loại mức độ thương tổn cho thấy mức độ tổn thương nặng 43 người chiếm 71,7% cao hơn mức độ tổn thương vừa 17 bệnh nhân chiếm 28,3%.
Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng lên tỷ lệ tổn thương viêm nông (sẩn đỏ, mụn mủ) cao hơn một số nghiên cứu khác như:
Nguyễn Thị Thanh Nhàn: trong 265 BN, nhân trứng cá (84,9%), sẩn (78,1%), mụn mủ (35,9%), các thương tổn khác chiếm tỷ lệ thấp hơn [18].
Vũ Văn Tiến: hay gặp nhất là sẩn (75,4%), nhân đầu trắng (71,2%), nhân đầu đen (67%)... [21].
Nhưng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hồng: trong 277 bệnh nhân trứng cá mức độ nặng thì sẩn (100%), nhân đầu trắng (98,2%), mụn mủ (96,8%), nhân đầu đen (81,6%)... [8].
Trong các thương tổn của bệnh TCTT thì nhân trứng cá (nhân đầu đen và nhân đầu trắng) là thương tổn đặc trưng nhất, dùng để chẩn đoán xác định. Sự tăng tiết chất bã kèm sừng hóa cổ nang lông tuyến bã làm chất bã không thoát ra ngoài được, sau đó cô đặc dần hình thành nhân trứng cá. Trong quá trình tiến triển của nhân trứng cá dưới tác động của P.acnes và phản ứng viêm và miễn dịch sẽ hình thành nên những thương tổn khác như: sẩn < 5mm đường kính nổi lên và tấy đỏ, chúng có thể hồi phục trong vài ngày nhưng thường tiến triển thành mụn mủ nông, mụn mủ này chứa dịch mủ màu trắng vàng có thể tự lành không để lại sẹo. Khi tổn thương viêm trở nên trầm trọng và mạn tính hình thành nên cục có kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 1cm đường kính, chúng gây đau sưng, đỏ và hơi tím. Nang là tập hợp 2-3 cục, sưng lên, quá trình viêm đã hóa mủ chứa dịch vàng lẫn máu, kích thước > 1 cm đường kính. Nang, cục là những tổn thương viêm sâu khi khỏi thường để lại sẹo. Từ những thương tổn này hay những kích thích tại chổ sẽ gây nên thương tổn thứ phát như dát thâm, sẹo, dãn mạch... [1],[3].
Xét trên khía cạnh YHCT thì những tổn thương nhân mụn chưa viêm là do phong nhiệt, khi sẩn đỏ là thấp nhiệt, có mủ là có đàm, nang cục là uất kêt và
huyết ứ. Nó cũng phản ánh tiến trình nặng dần lên của tổn thương mụn (bệnh từ biểu vào đến lý).
4.1.3.Triệu chứng cơ năng
Qua nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân có cảm giác nóng mặt chiếm 100%, tiếp theo là cảm giác đau (46,7%), ngứa (43,3%) và nhức (33,3%)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc ( 2013) thì ngứa chiếm tỷ lệ 30,7%; đau và nhức là 14,5%. Có 54,8% bệnh nhân của chúng tôi không có triệu chứng cơ năng[60]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hồng cho thấy đau chiếm tỷ lệ cao nhất 45,5%, ngứa 33,9% và nhức 29,2% [8].
Bệnh TCTT có thương tổn đa dạng: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, cục; các thương tổn viêm kích thích gây ngứa, nóng mặt, nếu thương tổn viêm nhiều và nằm sâu sẽ gây nên đau, nhức.
Xét trên khía cạnh YHCT bệnh trứng cá nguyên nhân chính do nhiệt, nhiệt có xu hướng bốc lên trên theo kinh dương minh và kinh thái dương cho nên 100% bệnh nhân có cảm giác nóng ở mặt. Khi có ngứa là biểu hiện của phong tà. Bệnh lâu ngày gây thấp nhiệt, huyết ứ đàm ngưng bệnh nhân có cảm giác đau nhức nhiều.