a. Dân số
Huyện Quảng Ninh có tổng số dân là 86.638 người. Mật độ dân số trung bình là 73 người/ km2, một số xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số rất thưa như xã Trường Sơn 5 người/ km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,06%.
Bảng 4.2. Phân bố dân cư năm 2010 theo đơn vị hành chính
TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha)
Dân số năm 2010 Mật độ dân số (người /km2) Dân số (người) Số hộ (hộ) Toàn huyện 119.169,2 86.638 22.585 73 1 TT Quán Hàu 325,74 4.28 1.228 1.314 2 Xã An Ninh 1.948,88 8.829 2.128 453 3 Xã Duy Ninh 777,37 6.167 1.672 793 4 Xã Gia Ninh 2.855,07 6.519 1.604 228 5 Xã Hải Ninh 3.916,64 4.724 1.073 121 6 Xã Hàm Ninh 2.068,66 5.407 1.480 261 7 Xã Hiền Ninh 1.512,32 7.123 1.854 471 8 Xã Lương Ninh 561.29 3.786 1.025 674 9 Xã Tân Ninh 1.156,75 5.161 1.541 446 10 Xã Trường Sơn 77.427,86 4.027 900 5 11 Xã Trường Xuân 15.590,24 2.103 791 13 12 Xã Vạn Ninh 2.905,49 7.127 1.850 248 13 Xã Vĩnh Ninh 5.124,12 6.174 1.546 120 14 Xã Võ Ninh 2.172,86 7.825 1.970 360 15 Xã Xuân Ninh 825,88 7.278 1.923 881
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh năm 2010)
b. Lao động - Việc làm
Năm 2010 tổng số lao động của huyện là 50.200 người chiếm 57,94% tổng số dân, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu chiếm 80,63% tổng số lao động; Lao động chưa có việc làm là 2,04%. Điều đáng quan tâm là lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn song còn dư thừa và lãng phí rất lớn, nhất là lúc nông nhàn ở nông thôn. Vì vậy, việc phát triển các nghành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế vườn đồi - Lâm nghiệp, khai thác hải sản là cấp thiết để giải quyết tình trạng thiếu
c. Thực trạng các khu dân cư nông thôn
Long, Áng Sơn, Võ Xá, Nguyệt Áng... được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hoá xã hội. Nhìn chung, các khu dân cư ngày càng không ngừng được cải tạo, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng làm cho nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp tăng lên. Tuy vậy cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần phải tập trung giải quyết. Hầu hết giao thông trong các khu dân cư chưa được rải nhựa hoặc bê tông, bị lầy lội về mùa mưa, khá bụi về mùa khô gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Khu dân cư chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thoát nước thải sinh hoạt... chủ yếu là chảy tràn trên bề mặt xuống các sông, thấm vào đất, đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn.
Hai xã miền núi Trường Xuân, Trường Sơn ngoài các điểm tập trung dân cư dọc theo hai bên bờ sông vẫn còn một bộ phận dân cư sinh sống phân tán trên các triền núi, thung lũng, khó khăn cho việc đầu tư các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nước sinh hoạt và đường giao thông, điện lưới vùng nông thôn.việc làm, thu hút lao động ở nông thôn.
d. Giáo Dục và Đào Tạo
Hệ thống các cấp học của huyện bao gồm: giáo dục mầm non, tiểu học trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên, với tổng số 20.449 học sinh và 698 lớp.
Những năm gần đây ngành đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đây là lược lượng quyết định đến chất lượng và kết quả giáo dục, bên cạnh đó để tạo điều kiện cho việc dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật dạy và học củng cố số lượng, chất lượng giáo viên trong cùng cấp học đồng thời quan tâm hơn nữa về các chế độ đãi ngộ các giáo viên để góp phần động viên các cán bộ, giáo viên an tâm trong công tác.
e. Y Tế
Hiện nay huyện có 01 bệnh viện, 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 15 trạm xá y tế với 183 cán bộ y tế (151 cán bộ thuộc biên chế), trong đó có 39 bác sỹ, 69 y sỹ, kỹ thuật viên và dược sỹ, 75 y tá, dược tá và nữ hộ sinh. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám và chữa bệnh cho nhân dân nhưng năm gần đây đã được nâng lên đáng kể.