Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình 2010-2013 (Trang 28 - 30)

Khu vực kinh tế nông nghiệp

+ Trồng trọt: Ngành trồng trọt đã có bước phát triễn mới với việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tăng cường đưa những giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất, hỗ trợ vốn cung cấp vật tư kỹ thuật để nhân dân kịp thời sản xuất kết hợp với việc chú trọng thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân trong huyện.

tấn, bình quân trên đầu người đạt 473,6 kg/người/năm.

+ Chăn nuôi: tổng số đàn gia súc 60.579 con (trong đó đàn trâu có 4.944 con, đàn bò 11.326 con, đàn lợn 44.259 con) ; gia cầm vẫn được phát triễn tốt, tuy nhiên việc phát triễn chăn nuôi chưa được đồng đều ở các xã và thị trấn trong huyện.

+ Thủy sản: ngành thủy sản phát triễn chủ yếu trông linh vực nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, bao gồm khac thác thủy sản trên biển va trên sông long đại và sông kiến giang,Trong nhưng năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản dạng công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi thủy sản luân canh trông ruộng lúa phát triễn khá nhanh, trở thành 2 phương thức nuôi chủ lực trên địa bàn

Giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2013 đạt 94.824 triệu đồng (so với giá thực tế năm 2012) sản lượng thủy hải sản đạt trên 2.972 tấn tăng 24,5% /năm (so với năm 2010)

+ Lâm nghiệp: đến năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 99.924,03 ha, chiếm 83,85% tổng diện tích tự nhiên.trong nhưng năm qua huyện rất chú trọng công tác bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và tu bổ rừng, phối hợp với các bên quản lý dự án rừng bố trí giao đất, giao rừng xuống từng người dân.vì vậy công tác bảo vệ rừng va khai thác có kế hoạch dần đi vào nề nếp, nạn phá rừng làm nương rẫy giảm đáng kể.huyện đã giao khoán rừng cho dân sử dụng 5.400,96 ha, tổ chức kinh tế 33.979,08 ha, ngoài ra huyện cũng đã xây dựng được bản quy ước quản lý bảo vệ rừng cho các thôn xóm ở các xã và thị trấn

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp của huyện có bước phát triễn khá đa dạng,nhiều doanh nghiệp nhiều ngành nghề, với nhiều loại sản phẩm mới ra đờ ,chất lượng đảm bảo,giá cả hợp lý nên tiêu thụ nhanh. nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 35,76% năm so với năm 2010.

Trên địa bàn huyện có 993 cơ sở sản xuất công nghiệp (02 cơ sở sản xuất quốc doanh 07 cơ sở tập thể, 10 cơ sở tư nhân và 974 cơ sở cá thể), trong đó công nghiệp khai thác có 41 cơ sở, chủ yếu khai thác cát đá sạn giá trị sản xuất năm 2013 đạt 7.830 triệu đồng, ngành công nghiệp chế biến có 952 cơ sở, chủ yếu sản xuất thực phẩm đồ uống, trang phục, sản phẩm khoáng phi kim loại,phương tiện vận tải...giá trị sản xuất năm 2013 đạt 129.315 triệu đồng.

Nhìn chung hoạt động công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn chưa phát triển mạnh, chủ yếu là phục vụ nội bộ,quy mô nhỏ

Tính đến năm 2013 trên địa bàn huyện có 2.285 cơ sở kinh doanh lĩnh vực thương mại-dịch vụ, trong đó có: 10 cơ sở kinh doanh do nhà nước quản lý và 2.274 cơ sở của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, giá trị sản xuất đạt 395.581 triệu đồng, trong đó doanh thu dịch vụ cá thể đạt được 68,46% hoạt động thương nghiệp tạo được nguồn hàng phong phú góp phần ổn định giá cả thị trường.Thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, bán các mặt hàng chiến lược xăng dầu, xi măng, phân bón...Hoạt động kinh doanh xuất khẩu phát triển,các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gỗ, hải sản khô và đông lạnh, hạt tiêu...

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông đường bộ: Có tuyến Quốc lộ 1A, Đường Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Đồng Hới, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Đông và nhánh Tây, tỉnh lộ 10 và đường 4B, đường bờ biển Hải Ninh, 12 tuyến huyện lộ, đường giao thông đô thị, đường giao thông nông thôn, các tuyến chính cơ bản đã được rải nhựa và bê tông hóa. Trên địa bàn huyện đường ô tô đã đến được 15 trung tâm xã, thị trấn.

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai, nhiệm vụ đặt ra phải đầu tư phát triển mạng lưới giao thông một cách toàn diện, đồng bộ, một số tuyến đường cần được nâng cấp, mở rộng. Đặc biệt phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và đô thị.

- Giao thông đường thuỷ: Huyện có một mạng lưới sông rất phong phú và đa dạng. Mạng lưới giao thông đường thuỷ là một thế mạnh của huyện. Các tuyến sông tuy chưa phân bố đều khắp nhưng đã nối liền các trung tâm kinh tế - xã hội và đi đến khắp các địa phương, tạo điều kiện cho vận tải đường thuỷ phát triển. Tuy nhiên, do sông bị bồi lắng, ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy, chưa phát huy thế mạnh đường thủy của địa phương.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình 2010-2013 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w