0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu và tạo nên thương hiệu gạo Việt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011 (Trang 35 -38 )

4. Phạm vi nghiên cứu:

3.4 Nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu và tạo nên thương hiệu gạo Việt

Nam trên thị trường quốc tế:

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải tạo dựng được thương hiệu cho hạt gạo xuất khẩu Việt Nam:

Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Trong nhiều năm qua Thái Lan luôn là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo hơn hẳn Việt Nam trong khi giá của mặt hàng gạo Thái Lan luôn cao hơn gạo Việt Nam từ 20- 40 USD/ tấn. Để nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam chúng ta cần phải:

- Thứ nhất : Doanh nghiệp cần phải sắp xếp hệ thống thu mua lúa của người sản xuất và đẩy nhanh tiến độ xây kho tạm trữ lúa đạt tiêu chuẩn để chế biến gạo xuất khẩu, tạm trữ cho đến khi xuất khẩu hết số lúa hàng hóa.

- Thứ hai : Thực hiện biện pháp bảo hộ từ việc sắp xếp sản xuất ở các cơ sở chế biến lúa, gạo nhằm tạo ra loại gạo có chất lượng theo yêu cầu thế giới, bán được giá, giảm hao hụt, giảm loại gạo có chất lượng kém nhằm có điều kiện "phân phối" hợp lý lợi ích giữa giá nguyên liệu và giá thành phẩm.

- Thứ ba : Những yêu cầu cao về hệ thống sấy lúa, xay xát, lau bóng… đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ góp phần tạo lực đẩy giảm tỷ lệ thất thoát lúa gạo sau thu hoạch từ 10% – 15% xuống còn 5% – 6% nhằm giữ được chất lượng cũng như sản lượng của gạo sau khi xây xát.

Doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao tham gia "Liên kết bốn nhà", cụ thể là tham gia chuỗi giá trị, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, để bảo đảm chất lượng

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

nguồn nguyên liệu chế biến. Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo và phương cách giao hàng. Nâng cao giá trị hạt gạo cần sự đầu tư lớn về tiếp thị, bao bì và bán hàng. Xây dựng thương hiệu hạt gạo từ sản phẩm thông thường khi gắn lên bao bì một thương hiệu là gắn với tạo dựng uy tín và liên hệ với khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.

 Vì vậy các doanh nghiệp cần liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu về chất lượng và xây dựng được thương hiệu riêng cho gạo xuất khẩu Việt Nam. Nâng cao chất lượng và uy tín cho hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam.

 Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của Việt Nam, tạo vị thế ngày càng vững chắc của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, Việt Nam cần chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới phương thức canh tác, trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ…., hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xẩy ra thì chắc chắn Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan vươn lên dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

PHẦN KẾT LUẬN

  

Trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đang tham gia tích cực vào nền kinh tế khu vực và hội nhập toàn cầu hóa. Chính vì thế, hoạt động xuất khẩu đang là thế mạnh, nhất là xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo đã mang về cho Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều hạn chế, chưa tận dụng được hết các tiềm năng sẵn có. Với những lợi thế và ưu điểm vốn có, xuất khẩu gạo Việt Nam đang từng bước vươn lên để vượt qua Thái Lan nhằm đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Để duy trì những kết quả đạt được và phát huy nhiều hơn nữa, nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cùng với các doanh nghiệp và nhà nông cần phải phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, nhằm phát huy thế mạnh vốn có của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, để mặt hàng gạo xuất khẩu tiếp tục giữ uy tín tại các thị trường lớn, thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng cần phải tập trung chỉ đạo xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng gạo chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc.

Trên đây là một số đề xuất, hy vọng những giải pháp kiến nghị này được các nhà quản lý vĩ mô và các nhà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo quan tâm nghiên cứu ứng dụng.

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  

• http://abcvietnamese.wordpress.com • http://www.petrotimes.vn/dien-dan-kinh-te/2011/09/tang-thu-nhap-cho-nguoi- trong-lua • http://vietgo.vn/co-hoi-giao-thuong/xuat-khau-nong-san/xuat-khau-gao.html • http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3 • http://www.agroviet.gov.vn/Pages/statisticreport.aspx?TabId=thongke • http://gaovnf1.vn/online/index.php/Lua-gao-Viet-Nam/ • http://www.customs.gov.vn/DocLib/Forms/AllItems.aspx?RootFolder= %2FDocLib%2FCac%20Bieu%20Thong%20Ke%2FNam2011 • http://news.vibonline.com.vn/Home/Thong-tin-kinh-te/2201/Thoi-co-vang-cho- xuat-khau-gao • http://www.vietgo.vn/co-hoi-giao-thuong/xuat-khau-nong-san/xuat-khau- gao.html

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011 (Trang 35 -38 )

×