4. Phạm vi nghiên cứu:
3.1 Tăng cường hỗ trợ từ phía nhà nước:
Nhà nước cần hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu gạo:
Đối với nông dân
Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ nông dân, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, thâm canh, tăng năng suất sản xuất đúng giống lúa thị trường cần, có giá tối ưu; thực hiện tốt các yêu cầu "ba tăng, ba giảm, bốn đúng" nhằm hạ giá thành để bán lúa, gạo có lãi ngay cả khi giá thị trường xuống thấp. Khuyến khích nông dân trồng lúa nhằm tăng diện tích sản xuất, tăng sản lượng khi thu hoạch. Bình ổn giá lúa, gạo giúp người nông dân có lãi.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Nhà nước cần hỗ trợ và chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc sắp xếp hệ thống thu mua lúa của người sản xuất và đẩy nhanh tiến độ xây kho tạm trữ lúa để chế biến gạo xuất khẩu, tạm trữ cho đến khi xuất khẩu hết số lúa hàng hóa; thực hiện biện pháp bảo hộ từ việc sắp xếp sản xuất ở các cơ sở chế biến lúa, gạo nhằm tạo ra loại gạo có chất lượng theo yêu cầu thế giới, bán được giá, giảm hao hụt, giảm
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
loại gạo có chất lượng kém nhằm có điều kiện "phân phối" hợp lý lợi ích giữa giá nguyên liệu và giá thành phẩm. Ðồng thời, phải giải quyết nhanh nhạy, kịp thời vấn đề vốn cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu gạo, đặc biệt là ở những thời điểm cần kích cầu thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất của nhà nước.
Về phía nhà nước, cần phải hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp người nông dân đảm bảo được nguồn thu nhập chính của họ từ việc trồng lúa. Có như vậy thì nghề trồng lúa mới gắn kết lâu dài với người nông dân. Còn về phía các doanh nghiệp thì nhà nước cần phải có hướng đi đúng trong việc thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu gạo, nhà nước cần giải quyết kịp thời vấn đề vốn và các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc xuất khẩu gạo.