Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở việt nam từ năm 2009 đến 2011 (Trang 27 - 32)

4. Phạm vi nghiên cứu:

2.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam:

2.2.1 Thuận lợi:

Thị trường xuất khẩu gạo có đang chiều hướng phát triển tích cực:

Theo báo cáo từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo trong tháng 1 vừa qua vẫn đạt ở mức cao, chủ yếu từ 2 hợp đồng tập trung với Malaysia và Indonesia, đạt 300.000 tấn. Số hợp đồng đã đăng ký tích lũy đến hết tháng 1-2011 là hơn 1,5 triệu tấn. Ngoài ra, sắp tới, Bangladesh có thể mua thêm của Việt Nam 200.000 tấn. Theo tin từ Bộ Công Thương, vào giữa tháng 2-2011, một số doanh nghiệp trong nước cũng đã ký được hợp đồng mới với các đối tác từ Indonesia, bán 400.000 tấn gạo 15% tấm. Mới đây, có thêm thông tin các thương nhân Philippines đánh tiếng mua 600.000 tấn gạo của Việt Nam.

Khả năng vươn lên dẫn đầu của xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cao:

Năm 2011, xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều khả năng sẽ chiếm vị trí độc tôn nhiều năm qua của Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu do có nhiều yếu tố thuận lợi tác động. Theo một chuyên gia phân tích chuyên ngành lúa gạo thuộc Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn (Agroinfo), bắt đầu từ 7/10, Chính

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

phủ Thái Lan đã áp dụng chính sách mới về lúa gạo bằng cách nâng giá thu mua lúa cho nông dân với mức giá cao hơn 50% mức giá trên thị trường, kéo theo giá gạo xuất khẩu và giá lúa gạo Việt Nam cũng tăng cao.

Mặt khác, do lũ lụt đang đồng loạt xảy ra ở nhiều nước Đông Nam Á gây sụt giảm nguồn cung trong ngắn hạn, trong đó Thái Lan là nước bị thiệt hại nặng nề nhất với sản lượng lúa giảm lên tới 3-5 triệu tấn. Điều này sẽ khiến cho tổng sản lượng gạo của Thái Lan sẽ giảm mạnh chỉ còn khoảng 21 triệu tấn gạo. Tại các thị trường cung cấp gạo khác trên thế giới như: Campuchia, Lào, Philippines, Myanmar, Ấn Độ, Mỹ… cũng đang gặp nhiều khó khăn do bị thiên tai lũ lụt, tình trạng tắc nghẽn tại cảng, hay tình trạng giá lúa gạo trong nước thấp, không khuyến khích sản xuất dẫn đến sản lượng gạo giảm.

Trước tình hình trên, Việt Nam đã trở thành tâm điểm của các nhà nhập khẩu gạo thế giới, bởi gạo Việt Nam có chất lượng tương đương gạo Thái Lan trong khi giá thấp hơn. Hơn tháng nay, ngay cả các doanh nghiệp Thái Lan cũng đã đến Việt Nam tìm đối tác xuất khẩu gạo sang nước này vì giá gạo trong nước quá cao.

Dự đoán sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2011 này sẽ giảm 2-3 triệu tấn so với các năm trước và xuống mức dưới 7 triệu tấn. Trong khi đó, theo dự báo cuối tháng 9/2011 của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2011 có thể đạt 7,5 triệu tấn, tăng khoảng 200 ngàn tấn so với mức dự báo của tháng trước và mang lại giá trị xuất khẩu hơn 3,7 tỷ USD. Nếu đạt được kết quả này, thì đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo.

2.2.2 Khó Khăn:

Tác động của xuất khẩu gạo Thái Lan đối với thị trường Việt Nam:

Thị trường gạo đang có những diễn biến rất trái chiều nhau, nhưng tức thời đang đẩy Việt Nam vào một tình thế khó khăn hơn. Thoả thuận 820 ngàn tấn gạo của Indonesia với Thái Lan có thể là một cú sốc đối với những hy vọng của Việt Nam sẽ cung cấp tiếp tục gạo cho Indonesia trong năm 2011. Tuy vậy, cơ hội mở rộng thị trường và nâng giá gạo xuất khẩu cũng đang lộ dần do cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu có thể đang đến gần.

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Như vậy, Indonesia vội vã tăng nhập khẩu từ Thái Lan sẽ phần nào hỗ trợ thị trường trong khung cảnh ảm đạm. Đây đang thực sự là một nguy cơ đối với xuất khẩu gạo tập trung của Việt Nam. Nhập khẩu với lượng lớn của Indonesia có thể gây tác động tổng thể cho cả năm 2011 vì Indonesia có thể sẽ đủ dự trữ để không nhập khẩu từ Việt Nam nữa, nhưng đây là một tác động tâm lý mạnh tức thời đối với Việt Nam hơn là một ảnh hưởng thực sự. Vì những thời điểm đầu năm 2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam không có Indonesia trong danh sách nhập khẩu. Mục tiêu tiếp theo, chủ yếu vẫn là Philippines.

Trong bối cảnh Philippines vẫn chưa có kế hoạch nhập khẩu 2011 thì một bước đi trước của Indonesia sẽ tác động đến Philippines theo hướng cần phải có một quyết định sớm hơn. Với việc Thái Lan cung cấp gạo cho Indonesia với khối lượng lớn thì giá gạo Thái Lan sẽ bị đẩy lên, nên Việt Nam có thể là một lựa chọn hợp lý hơn, và như vậy thế mặc cả của Việt Nam đối với Philippines có thể sẽ cao hơn.

Giới kinh doanh gạo nước ngoài cho biết nhu cầu thị trường châu Phi đang tăng lên, và lại có những nhận xét cho rằng châu Phi sẽ chưa vội vào Việt Nam vì còn dự đoán giá còn xuống khi vào vụ thu hoạch Đông Xuân. Vấn đề chỉ là thời gian. Dường như thời gian đang làm cho tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn khi Việt Nam ở vào một thế “kẹt” chưa được khai thông với những sự “chưa chắc chắn”.

Giá lúa gạo nguyên liệu đang tụt sâu và với một tốc độ nhanh:

Thị trường sẽ phản ứng nhanh với tin tức nhập khẩu của Indonesia sẽ làm cho nhu cầu mua bị chững lại, ít nhất trong ngắn hạn, càng làm áp lực đẩy giá đi xuống tiếp tục. Điểm mốc 5.000 đồng/kg - như một cam kết chính trị của lãnh đạo VFA sẽ giữ vững để giá không thấp hơn mức này đảm bảo lợi ích cho nông dân - có thể sẽ nhanh chóng bị phá vỡ. Báo chí sẽ lại lên tiếng và VFA sẽ phải chịu áp lực.

2.2.3 Cơ hội:

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2010 là năm xuất khẩu gạo đạt thành tích tốt nhất từ trước tới nay, cả về lượng lẫn giá trị. Lượng gạo đã xuất khẩu trong năm qua là 6.828 triệu tấn, trị giá 3,212 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và 20,6% về giá trị so năm 2009. Châu Á là thị trường số 1 của gạo Việt

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Nam khi chiếm tới 4.009 triệu tấn (59,36% tổng lượng gạo xuất khẩu), tiếp đó là thị trường châu Phi, chiếm tỷ lệ 23,55%, thị trường châu Mỹ 8,21%... Lượng gạo tồn kho năm 2010 chuyển sang năm 2011 là 840 ngàn tấn. Số hợp đồng đã ký giao đầu năm 2011 vào khoảng 800 ngàn tấn. Như vậy, đầu năm nay, nguồn cung gạo xuất khẩu cho các hợp đồng đã ký vẫn có thể bảo đảm được.

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2011 tăng về sản lượng và giá bán:

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2010/2011 sẽvào khoảng 452,4 triệu tấn, trong khi tiêu dùng toàn cầu là 453 triệu tấn. Như vậy, sản lượng sẽ thiếu so với nhu cầu khoảng 600 ngàn tấn. Vào thời điểm này, thị trường gạo thế giới vẫn tiếp tục bi chi phối từ việc Indonesia đang mua gạo khối lượng lớn và liên tục. Trong 4 tháng cuối 2010, Indonesia đã mua của Việt Nam 800 ngàn tấn và Thái Lan 275 ngàn tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang ở mức khá tốt: gạo 5% tấm giá khoảng 510 USD/tấn, tương đương giá gạo cùng loại của Thái Lan và cao hơn gạo cùng loại của Pakistan; gạo 25% tấm của Việt Nam là 490 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan tới 30 và 55USD/tấn. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, xuất khẩu gạo trong năm nay phải duy trì được mức giá cao của cuối năm 2010 và đầu 2011. Việc này hoàn toàn có thể làm được, bởi thực tế cho thấy, lần đầu tiên giá lúa gạo trong nước đã tác động trở lại tới giá gạo xuất khẩu. Đây là tác dụng từ việc thu mua tạm trữ lúa gạo hàng hóa do VFA thực hiện, đã đẩy giá lúa gạo hàng hóa trong nước từ mức đã bị xuống rất thấp lên mức cao hơn. Qua đó, đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dần lên, và trong một thời gian dài đã ngang bằng với gạo cùng loại củaThái Lan, thậm chí có loại giá còn cao hơn.

Theo các chuyên gia, trong năm 2011, sản xuất lúa gạo trên thế giới nhìn chung không có thay đổi lớn so với năm 2010 nhưng nhóm các nước tiêu dùng lớn như Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Philippines đang đẩy mạnh chiến lược tự cân đối nhu cầu trong nước, do đó thị trường thế giới sẽ chỉ có đột biến khi bất ổn về thiên tai xảy ra. Đầu năm 2011, lượng cung thương mại gạo toàn cầu vẫn khá dồi dào, trong khi đó, nhu cầu thế giới chưa có dấu hiệu khan hiếm. Do đó, thị trường gạo toàn cầu chỉ chịu tác động nếu các nước vừa chịu ảnh hưởng nặng

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

nề về hạn hán và lũ lụt như Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Philippines tăng lượng dự trữ thông qua nguồn cung trong nước hoặc mua bổ sung vào lượng dự trữ.

2.2.4 Thách Thức:

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trong nước, sẽ có nhiều thách thức lớn đặt ra trong năm 2011:

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường:

Doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất khẩu gạo theo thị trường tập trung với giá thấp; những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... có khối lượng xuất khẩu hết sức khiêm tốn. Đây chính là thách thức lớn, vì phân khúc thị trường gạo cấp thấp sẽ không có tiềm năng trong dài hạn.

Phân khúc gạo cấp cao sẽ dễ rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài:

Trong tương lai xa hơn, các nước tiêu dùng gạo sẽ tự cân đối nhu cầu trong nước bằng việc xây dựng chiến lược tự cung tự cấp để bảo đảm an ninh lương thực. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện chức năng thu mua xuất khẩu và bình ổn thị trường, rất ít trường hợp tự tổ chức vùng sản xuất hay tạo ra các mối quan hệ, liên kết để có gạo chất lượng cao và có thương hiệu. Thay vào đó, các doanh nghiệp lại cạnh tranh không bình đẳng trong thu mua, có khi còn giành giật hợp đồng xuất khẩu... Những tồn tại này, nếu không sớm đượckhắc phục thì cơ hội sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước chưa có tiềm lực tài chính đủ mạnh để cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo trong nước khá hùng hậu, hơn 200 đơn vị, song rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn hạn chế và sức cạnh tranh yếu.

Theo Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong, để tiếp tục thành công trong xuất khẩu gạo năm 2011, trước hết, phải tiếp tục làm tốt công tác xử lý thông tin sản xuất và thị trường thế giới. Các doanh nghiệp cập nhật kịp thời các thông tin dự báo thị trường của các cơ quan, tổ chức quốc tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng luôn phải theo sát, nắm chắc thông tin từ các thị trường nhập khẩu, cũng như mọi diễn biến về sản xuất, tiêu dùng gạo trên thế giới.

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong những năm qua xuất khẩu gạo Việt Nam luôn thắng lớn, điển hình là trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số lượng và trị giá. Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục mới là 7,5 triệu tấn- mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.

Mục tiêuxuất khẩugạo của Việt Nam năm 2011 là đạt 7,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,7 tỷ USD và đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam vượt qua Thái Lan để đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở việt nam từ năm 2009 đến 2011 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w