4. Phạm vi nghiên cứu:
3.3 Đa dạng hóa thị trường và mở rông thị trường xuất khẩu ra thế giới:
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải nắm bắt tốt thị trường và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo:
Đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường mới nổi lên là giải pháp cần thiết trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm tới. Những thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm gạo của Việt Nam như các nước : Indonesia, Philippines, Singapore, Banglades, Trung Quốc, Cu Ba, Malaysia…Các thị trường mới nổi lên như Bờ biển Ngà, Angeri, Angola, Gana, Thổ Nhĩ Kỳ…
Thị trường các nước Đức, Thổ Nhĩ Kì… cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung Đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng.
Nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau trong việc xúc tiến thương mại:
Ngoài ra cần phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại vì xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về các giống lúa lai, phương thức canh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
tác, thu hoạch, chế biến và dự trữ gạo, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối…
Thị trường nắm phần quan trọng trong việc thương mại xuất khẩu. Nắm vững được thị trường và phát triển các thị trường tiềm năng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như vị thế của xuất khẩu gạo Việt Nam trên thế giới.