2. 5.1 Số vòng quay của tổng tài sản (TAU)
5.2.1 Về công tác tổ chức sản xuất
Công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh với các ngành nghề là: Sản xuất tinh bột sắn từ củ sắn tươi và sản xuất các sản phẩm khác từ tinh bột sắn, mua bán nông sản. Trên thực tế hiện nay công ty mới chỉ sản xuất tinh bột sắn từ củ sắn tươi và mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 6 tháng còn lại nhà máy đóng cửa không hoạt động vì không có nguyên liệu, do đó đã hạn chế hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao. Để khắc phục tình trạng này công ty cần nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm khác từ tinh bột sắn trong những tháng không có nguyên liệu
sắn củ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
Công ty cần xây dựng thêm kho chứa nguyên liệu nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
5.2.2. Về công tác hạch toán kế toán
- Đối với các khoản tiền thưởng cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng, nhà máy nên lấy từ nguồn quỹ khen thưởng, cụ thể khi trích thưởng cho nhân viên nhà máy nên hạch toán như sau:
Nợ TK 4311 (…) Có TK 334 (…)
- Đối với khoản chi phí phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: Điện, điện thoại, nước, giám đốc tiếp khách, nhà máy nên tách riêng và hạch toán như sau:
Nợ TK 642 (…)
Có TK 111, 331 (…)
- Đối với giá trị nguyên liệu tồn kho cuối kỳ tại xưởng sản xuất, công ty không nên đánh giá là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ mà nên xem đây là nguyên liệu tồn tại xưởng chuyển sang đầu kỳ sau sản xuất, đối với khoản nguyên liệu này công ty nên hạch toán như sau:
Nợ TK 621 (…) Có TK 152 (…)
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất cho vay, lạm phát gia tăng, giá cả leo thang, nhưng doanh nghiệp vẫn đứng vững, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, quả là một cố gắng lớn của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhà máy phải có những chính sách, những quyết định kế hoạch phù hợp trên mọi mặt, không ngừng mở rộng quy mô đầu tư lớn vào trang thiết bị máy móc, kỹ thuật, nhà xưởng,…Chúng ta hy vọng rằng bước vào thế kỷ XXI doanh nghiệp sẽ có một tầm vóc cao hơn và sẽ có một vị trí xứng đáng trên thương trường.
Đối với em, việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP TMĐT
FOCOCEV NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV TẠI NINH THUẬN” trong
giai đoạn vừa qua là hết sức bổ ích và lý thú. Nó không chỉ góp phần bổ sung kiến thức mà còn giúp em bổ sung thêm kinh nghiệm và bài học hết sức quý báu giúp cho quá trình học tập và làm việc thực tế sau này. Những ý kiến em đưa ra dựa vào tình hình thực tế về công tác kế toán tại doanh nghiệp và trên cơ sở chính sách, chế độ kế toán hiện hành với mong muốn vận dụng lý luận vào thực tiễn để góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.Mặc dù em đã cố gắng hết sức để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên những kiến thức mà em đưa ra trong bài báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Nga, Ban giám đốc nhà máy cùng các anh chị trong phòng kế toán, đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em để em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất.
Ninh Thuận, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện Võ Đăng Tâm (lớp K2B, KII)
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét: ... ... Chức vụ: ... ... Địa chỉ: ... ... Nhận xét ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Người nhân xét ( ký tên, đóng dấu )
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Họ tên giáo viên
Bảng Danh Mục Viết Tắt
NVLTT: nguyên vật liệu trực tiếp VLC: vật liệu chính NCTT: nhân công trực tiếp VLP: vật liệu phụ
SXC: sản xuất chung SXKD: sản xuất kinh doanh TSCĐ: tài sản cố định KPCĐ: kinh phí công đoàn NVL: nguyên vật liệu BHXH: bảo hiểm xã hội
VL: vật liệu BHTN: bảo hiểm thất nghiệp
PX: phân xưởng SPDD: sản phẩm dở dang
SX: sản xuất CPSX: chi phí sản xuất
CPCB: chi phí chế biến Z BTP: giá thành bán thành phẩm
ĐVT: đơn vị tính SP: sản phẩm
PCTN: phụ cấp trách nhiệm PCKV: phụ cấp khu vực LNTT: Lợi Nhuận Trước Thuế LNST: Lợi Nhuận Sau Thuế DTBH & CCDV: Doanh Thu Bán Hàng
và Cung Cấp Dịch Vụ
BQ: Bình Quân
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA