2. 5.1 Số vòng quay của tổng tài sản (TAU)
3.3 Sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
3.3.1 Khái niệm SPDD
SPDD là sản phẩm chưa hoàn thành đầy đủ các giai đoạn công nghệ chế biến quy định trong quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục kiểm nghiệm nhập kho còn nằm tại các phân xưởng.
3.3.2 Phương pháp đánh giá SPDD
3.3.2.1 Theo chi phí NVLTT ( hoặc theo chi phí NVL chính)
- Phương pháp này thường được áp dụng nếu chi phí NVL chính (hoặc chi phí NVLTT) chiếm tỷ trọng lớn (thông thường từ 80% trở lên) trong giá thành SP. - Theo phương pháp này, chỉ tính chi phí NVL chính (hoặc chi phí NVLTT) đã kết tinh trong SPDD cuối kỳ, các chi phí khác tương đối nhỏ nên không tính đến, coi như bằng không và được tính chung trong giá thành của toàn bộ thành phẩm trong kỳ.
=
3.3.2.2 Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Chi phí sản xuất trong SPDD cuối kỳ bao gồm cả ba khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC.
Điều kiện áp dụng thích hợp: Khối lượng SPDD nhiều – Chi phí chế biến chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành sản phẩm.
CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX NVL phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
3.3.2.3 Theo chi phí định mức
Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí định mức thường được áp dụng nếu doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm và các định mức này ít biến động.
3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.4.1 Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ đơn giản, khép kín bắt đầu từ khâu đưa NVL vào cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
- Phương pháp giản đơn: Tình huống này xảy ra khi doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng loại sản phẩm.
Trường hợp phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm: Doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành sản phẩm: các sản phẩm hoàn thành. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định theo công thức (1):
Trường hợp phân xưởng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm: đặc điểm của trường hợp này là chi phí NVLTT và chi phí NCTT có thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm, chỉ có chi phí SXC cho tất cả các loại sản phẩm khác nhau trong phân xưởng. Doanh nghiệp vẫn áp dụng công thức (1) để tính tổng giá thành từng loại.
Trường hợp phân xưởng sản xuất đồng thời cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ: phương pháp loại trừ sản phẩm phụ thường được áp dụng trong trường hợp sản phẩm được sản xuất ra đồng thời với sản phẩm chính, các sản phẩm phụ phát sinh tự nhiên, ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, giá thành sản phẩm được xác định theo công thức (2):
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 41 LỚP: CĐ-KTDNK2B
Tổng Z = CPSX + CPSX - CPSX - Trị giá sản phẩm dở dang phát sinh dở dang phế liệu đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi
Tổng Z = CPSX + CPSX - CPSX - Trị giá - Trị giá sản phẩm dở dang phát sinh dở dang phế liệu sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi phụ
Sản phẩm phụ thu hồi được có thể đem bán ngay hoặc nhập kho. Trị giá sản phẩm phụ, thu hồi để ghi giảm tổng giá thành sản phẩm chính được tính theo giá quy định của doanh nghiệp.
- Phương pháp hệ số: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Doanh nghiệp không thể tập hợp chi phí sản xuất riêng cho từng loại sản phẩm, song giữa các sản phẩm có hệ số quy đổi để tính giá thành., nghĩa là giữa giá thành của các sản phẩm tồn tại một tỷ lệ nhất định.
- Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng giữa chúng không tồn tại hệ số quy đổi mà phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch để xác định giá thành từng loại sản phẩm.
3.4.2 Tính giá thành theo phương pháp phân bước
- Phương pháp kết chuyển tuần tự: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp cần tính giá thành của bán thành phẩm trong từng công đoạn.
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ quy trình tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá bán thành phẩm
GĐ1 GĐ2 GĐ n
…
- Phương pháp kết chuyển song song: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp không cần tính giá thành của bán thành phẩm trong từng công đoạn mà chỉ tính giá thành của thành phẩm trong công đoạn cuối cùng.
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ quy trình tính giá thành theo phương pháp kết chuyển chi phí song song không tính giá bán thành phẩm
CP chế biếngđ1 Z BTPgđ2 CP VLCgđ1 Z BTPgđ1 Z BTPgđ1 CP chế biếngđ2 Z SP hoàn thànhgđ n Z BTPgđ n-1 CP chế biếngđ n + + +
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
GĐ1
GĐ2
… GĐ n
3.4.3 Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trùng nhau là các đơn đặt hàng.
Thông thường các chi phí NVLTT và NCTT sẽ được tập hợp riêng cho từng lô hàng, chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng sản xuất. Do đó, để tính được giá thành đơn đặt hàng cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng lô hàng theo những tiêu thức phù hợp.
3.5 Sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
3.5.1 Khái niệm về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
1.5.1.1Thiệt hại sản phẩm hỏng
- Căn cứ vào mức độ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật:
Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Sản phẩm hỏng xét về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và xét về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa không vượt quá chi phí chế tạo (Z), đồng thời việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được, hoặc về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí chế tạo mới sản phẩm vì vậy việc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 43 LỚP: CĐ-KTDNK2B
CP chế biếngđ1 CP VLC + CPSXgđ1 CPSXgđ1 trong SPDD CPSXgđ1 trong TP CP CBgđ2 CP CBgđ2 CPCBgđ2 trong SPDD CPCBgđ2 trong TP CP CBgđn CP CBgđn CPCBgđn trong SPDD CPCBgđn trong TP ∑ Z thực tế sản phẩm hoàn thành cuối cùng
- Căn cứ vào mối quan hệ với việc lập kế hoạch sản xuất:
Sản phẩm hỏng trong định mức: là những sản phẩm hỏng không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Các nhà quản trị chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng khi việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng. Thuộc loại này chủ yếu là những sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như NVL không đảm bảo chất lượng, máy móc thiết bị hư hỏng đột xuất,…(gồm cả sản phẩm hỏng sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được).
3.5.1.2 Thiệt hại ngừng sản xuất
Thiệt hại ngừng sản xuất là khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
- Ngừng sản xuất có kế hoạch: là các trường hợp mà doanh nghiệp dự kiến trước được thời gian, thời điểm ngừng sản xuất và đã được lập kế hoạch chi phí trong thời gian ngừng sản xuất ( Ví dụ: ngừng sản xuất theo mùa vụ, hay do sửa chữa lớn máy móc thiết bị).
- Ngừng việc ngoài kế hoạch: là các trường hợp ngừng việc do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà doanh nghiệp không dự kiến trước được, như do thiếu NVL, do mất điện hay máy móc thiết bị hư hỏng đột xuất.
3.5.2 Phương pháp kế toán sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
3.5.2.1 Thiệt hại sản phẩm hỏng
- Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức: được xem như chi phí sản xuất chính phẩm trong kỳ.
- Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức: không được tính vào chi phí sản xuất mà thường được xem là một khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào doanh thu trong kỳ nên sẽ hạch toán vào giá vốn hàng bán.
Thiệt hại sản phẩm hỏng = (Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng + giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được) – ( Giá trị phế liệu thu hồi + Khoản thu bồi thường
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
của cá nhân, tập thể gây ra sản phẩm hỏng).
3.5.2.2 Thiệt hại ngừng sản xuất
- Trường hợp ngừng sản xuất có kế hoạch, căn cứ vào dự toán chi phí phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kế toán tiến hành trích trước chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất vào giá thành sản phẩm hàng tháng.
- Trường hợp ngừng sản xuất ngoài kế hoạch sẽ phát sinh các khoản chi phí vượt kế hoạch, vì vậy các khoản chi phí vượt trên mức bình thường nay được xem là chi phí thời kỳ và được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán sẽ hạch toán các khoản thiệt hại này vào tài khoản giá vốn hàng bán, sau khi trừ các khoản thu bồi thường.
3.6 Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( theo phương pháp kê khai thường xuyên)
(1a): Kết chuyển CP NVLTT vào TK 154 để tính Z SP. (1b): Kết chuyển CP NCTT vào TK 154 để tính Z SP.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 45 LỚP: CĐ-KTDNK2B
622 627 154 152 1388 632 621 (1a) (1b) (1c) (3a) (3b) (4) 155/157 (5 ) (2): CPSXDD CK
(1c): Kết chuyển CP SXC vào TK 154 để tính Z SP. (2): Đánh giá SPDD cuối kỳ.
(3a): NVL đã xuất, sử dụng không hết nhập lại kho. (3b): Khoản chi phí phải trả đã được trích thừa.
(4): Giá thành của sản phẩm đã hoàn thành và được tiêu thụ. (5): Trị giá sản phẩm hoàn thành nhập kho.
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA CHƯƠNG 4:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN FOCOCEV NINH THUẬN 4.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Để tạo ra sản phẩm là tinh bột sắn, công ty đã sử dụng nhiều loại NVL khác nhau, trong đó chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty.
- Chi phí NVLTT của công ty gồm:
NVL chính: Củ sắn tươi.
NVL phụ gồm: Bao PP và bao nylon đựng thành phẩm, chỉ khâu bao đựng thành phẩm.
- Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). - Chứng từ sử dụng, gồm:
Bảng kê mua hàng.
Phiếu nhập kho.
Biên bản kiểm nghiệm.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu xuất kho.
- Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng tổ chức lập phiếu yêu cầu xuất NVL, trên phiếu ghi rõ các loại vật liệu cần dùng và trình cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng căn cứ vào yêu cầu của phòng tổ chức ký xác nhận xuất kho sau đó chuyển cho thủ kho để thực hiện xuất kho. Sau khi xuất kho chứng từ sẽ được chuyển cho phòng kế toán theo dõi. Phòng kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, phân loại chứng từ và xác định giá trị NVL xuất dùng trong kỳ. Tất cả các chứng từ sau khi được giám đốc, kế toán trưởng xác nhận sẽ được đóng thành sổ theo quý và lưu kho cất giữ.
- Tài khoản sử dụng: 621
- Nghiệp vụ phát sinh: số liệu tháng 01/2011.
Mua củ sắn tươi thanh toán bằng tiền mặt, tiến hành nhập kho:
Nợ 1521 4.342.601.712 đ Có 1111 4.342.601.712 đ
Mua củ sắn tươi chưa thanh toán tiền, tiến hành nhập kho: Nợ 1521 1.895.067.808 đ
Có 331 1.895.067.808 đ
Cuối tháng kế toán tiến hành xuất củ sắn tươi dùng cho sản xuất:
Nợ 621 6.237.669.520 đ
Có 1521 6.237.669.520 đ
Bảng biểu 4.1: Bảng tổng hợp giá trị nhiên liệu xuất dùng cho sản xuất tháng
1/2011 TT Tên VLP Đơn vị tính Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền 1 Dầu FO đốt lò Lít 86.309 5.297 457.178.773 2 Nhớt Omala 100 Lít 200 28.700 5.740.000 3 Vôi, phèn hóa chất Kg 1500 3.500 5.250.000 4 Dầu D.O Lít 1600 7.900 12.640.000 5 Nhớt 10 + Nhớt 40 Lít 250 88.150 22.037.500 Cộng 502.846.273
Xuất kho nhiên liệu trong tháng:
Nợ 621 502.846.273 đ
Có 1522 502.846.273 đ
Chi phí cào sắn nguyên liệu:
Nợ 621 1.950.265 đ
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Bảng biểu 4.2: Bảng tổng hợp giá trị vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất tháng 1/2011 TT Tên VLP Đơn Vị tính Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền 1 Bao PP đựng TP Cái 55.477 2.870 159.218.990 2 Bao nylon đựng TP Kg 767 23.200 17.794.400
3 Chỉ khâu bao đựng TP Cuộn 9 88.150 793.350
Cộng 177.806.740
Xuất kho VLP trong tháng:
Nợ 621 177.806.740 đ
Có 1522 177.806.740 đ
Chứng từ ghi sổ - Số ….. Ngày 31 tháng 01 năm 2011
Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Ghi
chú
Nợ Có
Xuất nguyên liệu (củ sắn tươi), dùng
cho sản xuất 621 1521 6.237.669.520
Xuất nhiên liệu dùng cho sản xuất 621 1522 502.846.273 Xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất 621 1522 177.806.740
Chi phí cào sắn nguyên liệu 621 1521 1.950.265
Cộng 6.920.272.798
Số chứng từ gốc đính kèm: ………. Người lập Kế toán trưởng
Tất cả chứng từ ghi sổ sau khi kế toán trưởng phê duyệt được chuyển đến kế toán tổng hợp để vào sổ cái tài khoản 621.
SỔ CÁI Tháng:01/ 2011
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ ghi sổ TRÍCH YẾU Số hiệu TK Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6
Xuất nguyên liệu củ sắn tươi từ ngày 02/01/10 đến 25/01/10
1521 6.237.669.520 Xuất 86.309 lít dầu FO đốt lò 1522 457.178.773 Xuất 1600 lít dầu D.O 1522 12.640.000 Xuất 250 lít Nhớt 10 + Nhớt
40 1522 22.037.500
Xuất 200 lít Nhớt Omala 100 1522 5.740.000 Xuất 1500 kg vôi, phèn hóa
chất 1521 5.250.000
Xuất 55.477 bao PP đựng
thành phẩm 152 159.218.990
Xuất 767 kg bao nylon đựng
thành phẩm 152 17.794.400
Xuất 9 cuôn chỉ lớn khâu bao
đựng thành phẩm 152 793.350
Chi phí cào sắn nguyên liệu 1521 1.950.265
Kết chuyển chi phí NVL
sang chi phí dở dang 154 6.920.272.798
Cộng tháng 01/2011 6.920.272.798 6.920.272.798
Lũy kế từ đầu năm 6.920.272.798 6.920.272.798
4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của nhà máy tính vào chi phí giá thành bao gồm các khoản sau:
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Phụ cấp trách nhiệm (của ca trưởng)
Phụ cấp khu vực 1%
Trích BHXH 16% (Lương cơ bản x hệ số lương x 16%)
Trích BHYT 3% (Lương cơ bản x hệ số lương x 3%)
Trích BHTN 1% (Lương cơ bản x hệ số lương x 1%)
Trích KPCĐ 2% (Lương cơ bản x hệ số lương x 2%)
Tiền ăn ca
Tiền thưởng lễ (nếu có)
- Cách tính lương và các khoản trích theo lương đối với công nhân sản xuất như sau: