Phân tích các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy tinh bột sắn fococev ninh thuận (Trang 27 - 73)

2. 5.1 Số vòng quay của tổng tài sản (TAU)

2.6 Phân tích các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính

2.6.1 Tỷ số nợ Nợ phải trả Tỷ số nợ = Tổng nguồn vốn Năm 2009 : 90.719.710.045 = 0,202 448.555.228.764 Năm 2010 : 107.101.332.751 = 0,23 464.326.900.661 Nhận xét :

Nhìn chung nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng nhưng không quan trọng cùng với sự gia tăng của tổng nguồn vốn .Tuy nhiên tỷ số nợ của công ty có sự biến động giảm .Năm 2010, toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ số nợ giảm so với 2009, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của công ty được cải thiện do công ty đã gia tăng vốn chủ hữu (tăng 15.771.671.897 đồng).

2.6.2 Tỷ số tài trợ Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tỷ số tài trợ = Tổng nguồn vốn Năm 2009 : 357.835.518.719 = 0,798 448.555.228.764 Năm 2010 : 357.225.567.910 = 0,769 464.326.900.661 Nhận xét :

Nhìn chung tỷ số tài trợ của công ty có sự đồng đều giữa 2 năm, sự chên lệch không cao. Năm 2009 ,tỷ số tài trợ là 0,798 điều này nói lên, trong tổng nguồn vốn mà công ty huy động để đầu tư vào tài sản thì có 91,3% nguồn vốn được đầu tư bằng chính nguồn lực của công ty.Năm 2010 tỷ số tài trợ tăng 0,029 chứng tỏ doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính, Nguồn lực tài chính công ty mạnh.

2.6.3 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Nợ phải trả Tỷ số nợ trên = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Năm 2009: 90.719.710.045 = 0,25 357.835.518.719 Năm 2010 : 107.101.332.751 = 0,29 357.225.567.910 Nhận xét :

Nhìn chung tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty thấp có sự biến động. Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 0,04 so với năm 2009 nhưng không ảnh hưởng lắm đến khả năng tự chủ về tài chínhcủa nhà máy trong thời gian tới.

Bảng 2.6.3.1: Bảng phân tích các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

So sánh 10/09

± %

Tỷ số nợ 0,202 0,23 0,028 6,5

Tỷ số tài trợ 0,798 0,769 0,029 1,9

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,25 0,29 0,04 7,4

Nhận xét : Qua bảng phân tích trên cho thấy :

- Tỷ số nợ của công ty có xu hướng giảm.Năm 2010, tỷ số nợ tăng 0,028 tương đương tăng 6,5% so với năm 2009, đây là dấu hiệu khá bình ổn chứng tỏ trong năm 2010 nhà máy đã ổn định về vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó thì tỷ số tài trợ của công ty cũng có tăng. Năm 2010, tỷ số tài trợ tăng 0,029 đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ vốn chủ sở hữu của công ty có sự gia tăng .

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm điều này chứng tỏ công ty không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ở bên ngoài.

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA 2.7 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

2.7.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) LNST ROS = * 100 % Tổng doanh thu Năm 2009 : 36.918.675.273 * 100 % = 1,02 % 3.616.801.420.380 Năm 2010: 33.271.622.253 * 100 % = 0,7 % 4.732.648.392.681

Nhận xét : Năm 2009, ROS = 1,02 % có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có 1,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2009, tỷ suất này giảm xuống là 0,7 % có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này giảm 0,32 % nhưng không đáng kể.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) LNST ROA = * 100 % Tổng tài sản bq Năm 2009: 36.918.675.273 * 100 % = 17,35 % 425.506.044.940 2 Năm 2010: 33.271.622.253 * 100 % = 15,98 % 416.442.270.400 2

Nhận xét : Qua phân tích trên ta thấy :

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2009, ROA = 17,35 % điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 17,35 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 ROA= 15,98 % có nghĩa là cứ 100

đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 15,98 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

LNST ROE = * 100 % Vốn chủ sở hữu bq Năm 2009: 36.918.675.273 * 100 % = 10,32 % 715.061.086.629 2 Năm 2010: 33.271.622.253 * 100 % = 9,3 % 715.061.086.629 2 Nhận xét:

Qua phân tích trên cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009, ROE =10,32 % có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 10,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010, ROE = 9,3 % có nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sỡ hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 9,3 đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng 2.7.1.1: Bảng phân tích các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

So sánh 10/09

± %

ROS (%) 1,02 0,7 -0,32 -18,6

ROA (%) 17,35 15,98 -1,37 -4,1

ROE (%) 10,32 9,3 -1,02 -5,2

Nhận xét :Qua bảng phân tích trên cho thấy :

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm trong năm 2010, giảm 0,32, tương đương giảm 18,6 % so với năm 2009 nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm trong năm 2010 giảm 5,2 %. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng bị giảm nhưng không đáng kể do lợi nhuận năm 2009 bao gồm tiền

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA

đền bù giải tỏa đất, điều này chứng tỏ trong năm 2010 nhà máy kinh doanh có hiệu quả. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tài chính của nhà máy trong 2 năm cho thấy tình hình tài chính của nhà máy tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển hơn nữa, giảm các khoản nợ phải trả và tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tăng khả năng độc lập về mặt tài chính.

CHƯƠNG 3:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

3.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3.1.1 Khái niệm

3.1.1.1 Chi phí sản xuất

Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục các loại chi phí sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hao phí lao động sống là hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; hao phí lao động vật hóa là hao phí các đối tượng lao động và tư liệu lao động biểu hiện qua chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; chi phí sử dụng công cụ - dụng cụ; chi phí sử dụng nhà xưởng, văn phòng; chi phí sử dụng các loại máy móc – thiết bị khác nhau;…

Mặc dù những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện nhưng đều phải thừa nhận rằng bản chất kinh tế của chi phí thể hiện ở sự tiêu hao về các nguồn lực phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.

3.1.1.2 Giá thành sản phẩm

- Giá thành là biểu hiện bằng tiền của hao phí về các nguồn lực để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành nhất định.

- Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng có những điểm giống nhau và khác nhau:

 Giống nhau: Về bản chất, cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa.

 Khác nhau:

 Đối với chi phí sản xuất: việc tiêu hao này phát sinh thường xuyên, liên tục, không giới hạn trong quá trình sản xuất nhưng gắn liền với thời kỳ phát sinh sự tiêu hao.

 Đối với giá thành sản phẩm: việc tiêu hao này gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định chứ không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh, và không phân biệt thời kỳ phát sinh sự tiêu hao.

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA 3.1.2 Phân loại

3.1.2.1 Chi phí sản xuất

a. Phân loại chi phí theo mối liên hệ với sản phẩm

- Chi phí trực tiếp: những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm khác nhau và có thể tâp hợp riêng cho từng loại sản phẩm.

- Chi phí gián tiếp: những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau và khó có thể phân biệt riêng cho từng loại sản phẩm.

b. Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: những chi phí liên quan đến bộ phận nhân công trực tiếp đứng máy sản xuất ra sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: toàn bộ những chi phí sản xuất khác phát sinh tại phân xưởng, ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

c. Phân loại chi phí theo yếu tố

- Chi phí nhân công: bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp (nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất)

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế,…

- Chi phí dụng cụ sản xuất

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, viễn thông, văn phòng phẩm,… - Chi phí khác bằng tiền

d. Phân loại chi phí theo giá thành

- Chi phí trong giá thành: những chi phí sản xuất kết tinh trong giá thành sản phẩm như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC

- Chi phí ngoài giá thành: những chi phí sản xuất chưa được tính trong giá thành sản phẩm như: các khoản thiệt hại trong sản xuất do thiên tai, hỏa hoạn; các khoản tiền phạt, tiền bồi thường; các khoản chi thưởng,…

e. Phân loại chi phí theo thời gian tác dụng

- Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ): các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

- Chi phí phải trả (chi phí trích trước): các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng có liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp tính trước vào chi phí.

f. Phân loại chi phí theo thời điểm phát sinh

- Chi phí năm trước: những chi phí phát sinh ở niên độ kế toán trước. - Chi phí năm nay: những chi phí phát sinh ở niên độ kế toán này.

g. Phân loại chi phí theo sự biến động

- Chi phí cố định (chi phí bất biến – định phí): các khoản chi phí không biến động, không thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi.

- Chi phí biến đổi (chi phí khả biến – biến phí): các khoản chi phí biến động, thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi.

h. Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động

- Chi phí thường xuyên: những chi phí có liên quan đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, bao gồm chi phí hoạt động chính (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) và chi phí tài chính.

- Chi phí bất thường: những chi phí không thường xuyên phát sinh trong doanh nghiệp như chi phí thanh lý TSCĐ, tiền phạt, thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn,…

3.1.2.2 Giá thành sản phẩm

- Giá thành định mức: để quyết định sản xuất một loại sản phẩm mới và tung ra thị trường, doanh nghiệp cần phải xác định được các định mức tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa. Từ đó xác định được giá thành sản phẩm theo những định mức đã được xác định trên cơ sở giá cả đầu vào của các loại lao động kể trên và đưa ra giá bán cạnh tranh trên thị trường. Giá thành sản xuất được xác định như trên chính là giá thành định mức của doanh nghiệp.

- Giá thành kế doạch (giá thành dự toán): căn cứ vào định mức tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa đã được xác định cho từng loại sản phẩm, vào đầu mỗi kỳ kế hoạch, căn cứ vào giá cả đầu vào hiện hành của các loại lao động, doanh nghiệp xây dựng giá thành kế hoạch.

- Giá thành thực tế: tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa thực tế phát sinh kết tinh trong sản phẩm.

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA 3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

3.2.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

3.2.1.1 Nội dung

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính, VL phụ, kế cả bán thành phẩm mua ngoài được dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, cấu thành thực thể chính của sản phẩm.

- Nguyên tắc hạch toán:

 Căn cứ vào chứng từ gốc (Phiếu xuất kho, Hóa đơn,…) để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan.

 Tuy nhiên, nếu chi phí NVLTT liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà ở khâu ghi chép ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng thì sẽ được phân bổ cho từng đối tượng có liên quan.

 Tiêu thức được lựa chọn để phân bổ chi phí NVLTT: Định mức chi phí NVLTT; khối lượng sản phẩm sản xuất; trọng lượng sản phẩm; diện tích sản phẩm

3.2.1.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Kết cấu tài khoản như sau: - Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ.

- Bên Có:

 Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.

 Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá thực tế nguyên, vật liệu thực sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ vào tài khoản tính giá thành tương ứng với phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chi tiết các đối tượng tính giá thành.

- Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

3.2.1.3 Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho (02 – VT)

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (07 – VT).

3.2.1.4 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

(1a) Tổng VLC, VLP xuất dùng sử dụng trực tiếp

(1b) Giá thực tế vật liệu mua ngoài dùng sản xuất sản phẩm không qua nhập kho (1c) Giá thực tế vật liệu mua ngoài dùng sản xuất sản phẩm, phụ trợ

(2) Phản ánh giá trị VLC, VLP sử dụng không hết nhập lại kho (3) Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường

(4) Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị NVL thực tế sử dụng cho hoạt động SXKD trong kỳ để tổng hợp chi phí sản xuất.

3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

3.2.2.1 Nội dung

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp phải trả cho bộ phận lao động trực tiếp và các khoản trích theo lương của bộ phận này. - Nguyên tắc hạch toán: tương tự như đối với chi phí NVLTT:

 Chi phí NCTT liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng đó. Trường hợp chi phí NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì sẽ được phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp.

 Tiêu thức phân bổ chi phí NCTT: có thể là định mức chi phí NCTT: số giờ lao động trực tiếp; số ngày công lao động;…

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy tinh bột sắn fococev ninh thuận (Trang 27 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w