Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê kha

Một phần của tài liệu hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương (Trang 30 - 37)

1. 3 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

1.3.1-Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê kha

thường xuyên.

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyên các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho của vật tự, hàng hóa trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Việc xác định trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá xuất kho được tính căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho và tính theo các phương pháp ghi thẻ song song, ghi sổ đối chiếu luân chuyển hay ghi sổ số dư. Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán được xác định bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.

 Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

- TK 152 “Nguyên vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có

và tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Kết cấu TK :

+ Bên Nợ: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong kỳ Giá thực tế của nguyên vật liệu thừa trong kiểm kê

Kết chuyển giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ + Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ

Kết chuyển giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ + Dư Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho.

Trong mỗi doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu quản lý mà tài khoản này được mở thành các tài khoản cấp 2 như: TK 152.1 – Nguyên vật liệu chính

TK 152.2 – Nguyên vật liệu phụ ……….

- TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: TK này phản ánh giá trị vật tư doanh

nghiệp đã mua nhưng chưa về nhập kho. Kết cấu của tài khoản này:

+ Bên Nợ: Trị giá hàng mua đang đi đường

+ Bên Có: Trị giá hàng mua đang đi đường về nhập kho + Dư Nợ: Trị giá hàng mua đang đi đường cuối kỳ

- TK 331 “Phải trả người bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và người bán, người nhận thầu về khoán vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Kết cấu của tài khoản này:

+ Bên Nợ: Phản ánh số tiền đã trả, đã khấu trừ vào số tiền đã trả cho người bán.

+ Bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho người bán + Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán + Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán.

Ngoài ra, để phản ánh tình hình nhập xuất kế toán sử dụng các tài khoản liên quan khác như:

- TK 141 “Tạm ứng”

- TK 133 “ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” - TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” - TK 111 “Tiền mặt”

- TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng”

- TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

- TK 641 “ Chi phí bán hàng”

- Các doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: mua ngoài, do tự chế hoặc thuê ngoài, do nhận vốn góp của các đơn vị khác nhưng chủ yếu tăng là do mua ngoài.

Ví dụ: Với trường hợp mua ngoài khi chứng từ và hàng về nhập kho kế toán phản ánh:

Nợ TK 152: Giá thực tế chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141, 331: Tổng giá thanh toán

Các trường hợp nhập khác cũng phản ánh tương tự được mô tả trên Sơ đồ 4 – sơ đồ hạch toán.

- Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp giảm chủ yếu là xuất cho sản xuất sản phẩm, cho nhu cầu quản lý, và tiêu thụ sản phẩm hay là để góp vốn cho các đơn vị khác. Ngoài ra trong một số trường hợp còn xuất để bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 621,627,641,642 Giá trị NVL xuất dùng Có TK 152, 151

Toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu có thể được mô tả qua sơ đồ hạch toán sau:

S

ơ đ ồ 1 . 4 – SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NHẬP XUẤT NVL THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX TK 111,112,331 (1a) TK133 (1b) TK 152 26 (7a) TK 111,112,331

TK 133 (7b)

(1a) Nhập kho nguyên vật liệu giá mua ngoài chưa thuế (1b) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

(2a) NVL còn đang đi đường cuối kỳ (2b) NVL đi đường nhập kho

(3) NVL được cấp phát , nhận vốn góp , vốn cổ phần nhập kho

(4) NVL Tự chế hay thuê ngoài gia công chế biến , phế liệu thu hồi nhập kho (5) NVL được tài trợ biếu tặng

(6) NVL xuất dùng không hết nhập lại kho

(7a) CKTM, giảm giá hàng bán, trả lại người bán( giá không thuế) (7b) Thuế GTGT đầu vào khấu trừ

(8) Xuất NVL dùng trực tiếp chế tạo ở phân xưởng, bán hàng quản lý, xây dựng cơ bản

(9) Xuất NVL tự chế thuê ngoài gia công (10)Xuất NVL góp vốn liên doanh

(11)Xuất NVL để bán

Một phần của tài liệu hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương (Trang 30 - 37)