PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Vinh Thuận.pdf (Trang 35 - 37)

2006 2007 2008 2007/ 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối đa trong tương lai.

Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế và đuợc hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Vinh Thuận, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị tính: ngàn đồng

(Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp Vinh Thuận)

Mức lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm bao gồm hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Từ đó chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà doanh nghiệp có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua 3 năm kinh doanh, doanh nghiệp có tổng lợi nhuận trước thuế cao nhất vào năm 2007. Tuy trong năm 2007 doanh thu bán hàng là 3.840.629 ngàn đồng giảm 876.458 ngàn đồng so với năm 2006 nhưng vì chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm 2007 giảm so với năm 2006 vì thế làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm này cao hơn trong 3 năm trong khi đó doanh thu mang lại trong năm 2007 lại ít nhất.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao là do hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp là hoạt động thương mại. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 28.715 ngàn đồng tương đương 161,80%, năm 2008 so với năm 2007 giảm 103 ngàn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 0,22%. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh mang lại chủ yếu từ hoạt động bán hàng. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận năm 2006 giảm là do sản lượng bán giảm, số tiền chi ra cho hoạt động quản lý

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 -18,58 2.381.166 61,99 Giá vốn hàng bán 4.623.880 3.736.750 6.118.130 -887.130 -19,18 2.381.380 63,73 Lợi nhuận gộp về bán hàng 93.207 103.879 103.665 10.672 11,45 -214 -0,21 CP quản lý doanh nghiệp 75.460 57.417 57.306 -18.043 -23,91 -111 -0,19 Lợi nhuận trước thuế 17.747 46.462 46.359 28.715 161,80 -103 -0,22 Thuế 4.969 13.009 12.980 8.040 161,80 -29 -0,22 Lợi nhuận sau thuế 12.778 33.453 33.379 20.675 161,80 -74 -0,22

doanh nghiệp trong năm 2006 là 75.460 ngàn đồng nhiều nhất trong 3 năm, do trong năm này doanh nghiệp có trang bị thêm một số thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp: máy vi tính, máy in,…nên làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.

Đến năm 2008 tuy sản lượng tiêu thụ có tăng nhưng phần chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn cao, năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp là 57.306 ngàn đồng chỉ giảm 111 ngàn đồng so với năm 2007. Tuy trong năm 2007 doanh nghiệp đã có chính sách để giảm các chi phí phát sinh chưa hợp lý, nhưng không thể hạn chế thấp nhất sự phát sinh của chi phí vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cho nên trong năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm nhưng không nhiều. Ta thấy các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2007 và năm 2008 đều giảm, điều này cho thấy các chính sách mà doanh nghiệp đưa ra để quản lý chi phí dần có hiệu quả, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Vinh Thuận.pdf (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)