2006 2007 2008 2007/ 2008/2007 Số tiền % Số tiền %
MẶT HÀNG NĂM CHÊNH LỆCH
NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % DAP 493.113 219.286 675.245 -273.827 -55,53 455.959 207,92 NPK Bình Điền 522.615 321.986 334.853 -200.629 -38,39 12.867 3,99 NPK Việt Nhật 751.472 1.033.448 924.978 281.976 37,52 -108.470 -10,50 NPK An Lạc 308.382 492.521 865.137 184.139 59,71 372.616 75,65 Tổng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 -18,58 2.381.166 61,99
Biến động doanh thu phân bón NPK 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 NPK Bình Điền NPK Việt Nhật NPK An Lạc 2006 2007 2008
Hình 3: DOANH THU MẶT HÀNG PHÂN BÓN NPK
Đối với mặt hàng phân bón NPK gồm ba loại: NPK Bình Điền, NPK Việt Nhật, NPK An Lạc. Quan sát bảng 5 kết hợp với hình 3, ta thấy doanh thu của mặt hàng NPK An Lạc liên tục tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2007, doanh thu đạt 492.521 ngàn đồng tăng 59,71%, tương đương với số tiền tăng thêm là 184.139 ngàn đồng so với năm 2006. Năm 2008, doanh thu là 865.137 ngàn đồng tăng với số tiền là 372.616 ngàn đồng so với năm 2007, tức tăng với tỷ lệ 75,65%. Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng đáng kể như vậy là do tình hình tiêu thụ mặt hàng NPK An Lạc của doanh nghiệp khá tốt, số khách hàng sử dụng mặt hàng này để phục vụ cho quá trình sản xuất ngày càng nhiều; hơn nữa do mặt hàng NPK An Lạc của doanh nghiệp bán ra luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật, giá cả hợp lý nên được nhiều khách hàng tin dùng.
Đối với mặt hàng NPK Bình Điền và NPK Việt Nhật thì doanh thu luôn có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2007, doanh thu từ mặt hàng NPK Bình Điền là 321.986 ngàn đồng giảm 38,39% so với năm 2006 tương ứng với số tiền 200.692 ngàn đồng. Đến năm 2008 doanh thu có tăng lên nhưng không đáng k ể chỉ tăng 12.867 ngàn đồng tương đương 3,99% so với năm 2007. Mặt hàng NPK Việt Nhật, năm 2007 doanh thu tăng lên 281.976 ngàn đồng tăng với tỷ lệ là 37,52% và đến năm 2008 thì doanh thu của mặt hàng này giảm xuống chỉ còn 924.978 ngàn đồng, giảm 108.470 ngàn đồng so với năm 2007.
Triệu đồng
Nguyên nhân các mặt hàng này luôn có sự biến động là do sự hiểu biết của nhân viên bán hàng của doanh nghiệp về các loại phân bón chưa nhiều, khi khách hàng đến mua thì nhân viên chỉ bán theo những gì mà khách hàng yêu cầu. Thêm vào đó doanh nghiệp thiếu nhân viên marketing để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng một cách tường tận. Ngoài ra doanh nghiệp ít có những sản phẩm khuyến mãi kèm theo khi bán hàng nên không khuyến khích được nhiều người đến mua như các cửa hàng khác. Tuy các mặt hàng này có lúc giảm với tỷ lệ nhỏ nhưng nếu doanh nghiệp không đưa ra các biện pháp hữu hiệu thì các mặt hàng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp tăng không ổn định qua các năm, một phần chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang bị thu hẹp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, doanh nghiệp chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để giữ vững thị phần để từ đó mới có thể phát triển kinh doanh sang các nơi khác.
Biến động doanh thu mặt hàng phân bón DAP
0 200000 400000 600000 800000 DAP 2006 2007 2008
Hình 4: DOANH THU MẶT HÀNG PHÂN BÓN DAP
Đối với mặt hàng phân bón DAP thì doanh thu đem lại chỉ có một mặt hàng là phân bón DAP. Qua số liệu ở bảng 5, ta thấy doanh thu của phân DAP biến động không ổn định qua các năm, hay nói cách khác doanh thu tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể là doanh thu năm 2007 giảm so với năm 2006 một lượng là 273.827 ngàn đồng, tương đương với 55,53%. Nhưng đến năm 2008 lại tăng lên, doanh thu đạt 675.245 ngàn đồng, tức là tăng 455.959 ngàn đồng và tỷ lệ 207,92% so với năm 2007. Tình hình tiêu thụ mặt hàng phân bón DAP chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu, nguyên nhân vì đây là sản
Triệu đồng
phẩm nhập khẩu nên giá bán ra rất cao. Trong khi đó các loại phân bón khác có giá bán thấp hơn nhiều so với phân bón DAP mà chất lượng rất tốt, vì thế doanh thu từ loại phân bón DAP luôn nhỏ.