c) Ảnh hưởng các khâu lưu chuyển của hàng hóa
3.2.3. Giải pháp thứ ba: Mở thêm kênh bán hàng trực tuyến.
Lý do đưa ra giải pháp:
Hiện nay, số lượng người dùng internet ở các đô thị ở Việt Nam đang tăng cao. Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm nhắm vào phân khúc khách hàng ở đô thị và thường xuyên dùng internet, nên xem xét các khả năng mở thêm kênh bán hàng trực tuyến. Theo cách này, doanh nghiệp vừa mở ra một kênh phân phối mới, thêm khách hàng mới mà kênh truyền thống không tiếp cận được vừa giúp cho doanh nghiệp có thời gian tiếp cận những ưu, khuyết điểm của thương mại điện tử, có thời gian điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân sự và chuyên môn cho vài năm tới. Khi đó vấn đề thanh toán trực tuyến ở Việt Nam được giải quyết, kéo theo số lượng của người tiêu dùng chọn kênh mua hàng trực tuyến sẽ bùng nổ. Vì vậy, việc mở thêm kênh phân phối online có thể coi như một mũi tên đạt hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng vừa đón đầu tương lai.
Nội dung giải pháp:
Thành lập websibe riêng của công ty về các sản phẩm hàng hóa. Trên websibe sẽ có thông tin cần thiết về công ty, các sản phẩm mà công ty đưa ra, giá cả, khuyến mãi, thông tin về hỗ trợ khách hàng như vận chuyển, bảo hành, cách thông tin về cách thức thanh toán…
Điều kiện và yêu cầu để thực hiện giải pháp:
Để thành lập một website mua bán thì Công ty có thể đi thuê các đơn vị chuyên thiết kế website để thiết kế cho công ty trang thông tin bán hàng mà khách hàng dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin sản phẩm, so sánh giá cả… mà vẫn đảm bao an ninh mạng. Như vậy, công ty cần có một nguồn kinh phí cho công việc này. Khi website bán hàng của công ty có hiệu quả thì công ty có dịch vụ đăng quảng cáo trên website của mình để thu lợi nhuận. Bên cạnh đó cần phải tổi chức khâu vận chuyển sao cho có thể vận chuyển nhanh nhất, thuận lợi nhất tới khách hàng