Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan.

Một phần của tài liệu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong quá trình hội nhập WTO ”. (Trang 35 - 38)

- Các NHTMVN phải chịu tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới,

3.4.2.Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan.

* Xây dựng NHNN Việt Nam trở thành một NHTW hiện đại

Năm 2003 luật NHNN Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng không có gì ảnh hưởng tới mô hình của NHNN Việt Nam. Những hạn chế của mô hình này đã tác động tới quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy phải tiếp tục sửa đổi luật NHNN Việt Nam để mô hình NHNN Việt Nam phải là một NHTW thật sự, thích hợp với một quốc gia có nền kinh tế thị trường hội nhập.

* Xây dựng luật về Tổ chức kinh doanh tiền tệ thay cho luật các TCTD hiện hành

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kiến nghị việc xây dựng các Luật chuyên ngành cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ theo hướng sau: - Tách biệt Luật các TCTD thành các Luật riêng biệt:

+ Luật NHTM: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các NHTM

+ Luật các tổ chức tài chính phi ngân hàng: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính không phải là NHTM nhưng có kinh doanh tiền tệ.

- Đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ.

+ Bỏ hẳn cơ chế xin cho, nếu cơ chế đó không ảnh hưởng tới việc kinh doanh mà NHNN cần quản lý.

+ Quy định rõ ràng nội dung được phép kinh doanh (hoặc bị cấm kinh doanh) để không dẫn tới việc vi phạm pháp luật của tổ chức kinh doanh do tính không rõ ràng của pháp luật.

+ Hạn chế tình trạng để nhiều “khoảng hở” của Luật cho Chính phủ hoặc NHNN hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước khác hướng dẫn.

+ Áp dụng các quy phạm quốc tế để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều bình đẳng trong thực hiện và công bằng khi áp dụng chuẩn mực đánh giá.

3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan.

- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai).

- Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…

- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường.

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác

- Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.

- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa thương mại trên thế giới hiện nay buộc các NHTM Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải đổi mới và hoàn thiện trên tất cả cá mặt.

Bài đề án của em đã nghiên cứu và tổng kết lại những nội dung sau:

- Chương 1: Đề án đã xem xét và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về canh tranh và NLCT của doanh nghiệp tạo tiền đề cho quá trình phân tích tiếp theo

- Chương 2: Nghiên cứu thực trạng của các NHTM từ đó dánh giá khả năng thích nghi của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

- Chương 3: Từ quá trình nghiên cứu đưa ra kiến nghị và giải pháp cho các NH để từ đó nâng cao NLCT của các NHTM Việt Nam.

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu có thể nhận định bức tranh hệ thống NHTM ở Việt Nam sau 10 năm nữa sẽ có những chuyển biến đáng kể.Đó là do kết quả của quá trình cổ phần hóa của các NHTM quốc doanh, việc sát nhập và hợp nhất giữa các NHTM cổ phần và sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Từ bây giờ sẽ không còn tồn tại câu hỏi: “Mở hay không mở cửa dịch vụ tài chính – tiền tệ:, mà Việt Nam đã bước vào sân chơi của WTO, các cam kết sẽ được thiết lập và thực thi. Bởi vậy, hệ thôgs ngân hàng Việt Nam đang và sẽ đón nhận những cơ hội to lớn để cùng thực hiện những mục tiêu phát triển bên vững cho mình, phải nhận thức và vượt lên những thử thách.Chính điều đó sẽ tạo cơ hội cho quá trình hội nhập nhanh chóng và vững chắc vào cộng đồng tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong quá trình hội nhập WTO ”. (Trang 35 - 38)