Kinh nghiệm củaTrung Quốc.

Một phần của tài liệu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong quá trình hội nhập WTO ”. (Trang 28 - 30)

- Các NHTMVN phải chịu tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới,

2.3.2.1Kinh nghiệm củaTrung Quốc.

Cũng như Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,TQ có một hệ thống ngân hàng yếu kém do hậu quả của nhiều thập kỷ thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập trung thể hiện:

- Chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ khó đòi cao

- Nhiều ngân hàng không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

- Sự can thiệp chính trị vào các quyết định cho vay làm giảm tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các ngân hàng.

Sau đó, TQ đã tiến hành chính sách hệ thống NH nhằm loại bỏ những yếu kém, đẩy cạnh tranh kết hợp và tăng cường công tác điều tiết, giám sát thận trọng.Năm 2006 các ngân hàng nước ngoài đang tập trung nhảy vào TQ nên TQ đang nóng lòng làm sạch lĩnh vực NH vàv đào tạo đội ngũ cán bộ các ngân hàng tốt nhất và có khả năng cạnhn tranh với các ngân hàng mạnh trên thế giới.

TQ tập trung cải cách mạnh mẽ bốn NHTM nhà nước lớn nhất TQ là: NH kiến thiết TQ và NHNN TQ, NHCT TQ, NH TQ.4 NH này nắm giữ khoảng 56% tài sản của các NHTM TQ.Các cải cách bao gồm:

- Giải thể ngân hàng yếu kém hiệu quả (trong giai đoạn 1998-2002 có khoảng 45 ngàn chi nhánh bị giải thể)

- Tăng cường vốn cho các NHTM quốc doanh

- Buộc các NHTM phải giảm tỷ lệ nợ sinh lời khoảng 3%/năm và thúc giục các NH công bố tỷ lệ nợ không sinh lời theo hệ thống phân loại nợ 5 cấp.

- Cho phép tất cả các ngân hàng nước ngoài được cung cấp dịch vụ bằng đồng nhân dân tệ cho doanh nghiệp TQ tại 13 thành phố chính.

- Tự do hóa tín dụng, thiết lập cơ chế hoạt động ngân hàng độc lậptheo định hướng thị trường.

- Tăng cường phân tích thị trường tài chính, tăng cường quản lý tín dụng và cải thiện chất lượng tài sản có.

- Xây dựng cơ chế về kỉ luật đầu tư

- Thiết lập thành công hệ thống thanh toán quốc gia (CNAPS) và hệ thống thanh toán điện tử (BEPS) là hai hệ thống chính đã đươc thành lập và các hệ thống này được ứng dụng một cách có hiệu quả để đảm bảo khả năng thanh toán giữa các ngân hàng trên toàn quốc và các giao dịch trái phiếu liên ngân hàng

- Tăng cường khả năng quản lý và phát hành tiền: Đây là chức năng cơ bản của hệ thống NHTMW. Để tăng khả năng này thì Trung Quốc đã thực hiện 3 chương trình chính: kiểm đếm toàn bộ và phân loại tiền còn mới để đưa ra khoi lưu thông, làm sạch đẹp đồng tiền và khuyến khích giao dịch thương mại với những nước có gần đường biên giới.

- Nâng cấp hệ thống kho bạc nhà nước: NHTQ đã thực hiện tổ chức các chương trình kế hoạch thu chi, cải cách để tăng thu bổ sung cho ngân sách, phân loại các khoản thu chi của Chính Phủ, quản lý tiền mặt mua lại trái phiếu kho bạc…tạo thuận lợi trong việc liên hệ giữa các cơ quan tài chính thuộc ngành dọc, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước ngân hàng và hải quan…

- Cải cách hệ thống thông tin tín dụng: Hệ thống này là một phần quan trọng của nền kinh tế xã hội và trong những năm gần đây NH TQ đã thực hiện thu thập thông tin tín dụng và thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung tổng hợp từ các thông tin tín dụng các cá nhân và tổ chức trên toàn quốc.

- Chống rửa tiền: NH TQ đã cùng các cơ quan có liên quan nghiên cứu về kĩnh vực chống rửa tiền và thiết lập cơ sở để quy định về chống rửa tiền

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông về dịch vụ tài chính: Hiện nay, NH TQ đã có hệ thống thanh toán tiên tiến và cơ sở thông tin tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp được thành lập và phát triển trên toàn quốc.

Như vậy, trên đây là những kinh nghiệm mà NHTW TQ thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.Chính từ những biện pháp này mà TQ đã nâng cao uy tín trong

mắt ban bè thế giới.Hy vọng Việt nam trong những năm tới có thể áp dụng những biện pháp trên và mang lại những thành công nhất định cho quốc gia mình.

Một phần của tài liệu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong quá trình hội nhập WTO ”. (Trang 28 - 30)