8. Bố cục của luận văn
3.1.1. Về cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày của Triền Ân, Hoàng Quyết,
Hoàng Đức Toàn
Cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày của Triều Ân, Hoàng Quyết, Hoàng Đức Toàn đƣợc xuất bản năm 1996. Cho đến nay đây là công trình bách khoa duy nhất về văn hóa cổ truyền của ngƣời Tày. Công trình đã ghi nhận sự am hiểu và năng lực lao động trí tuệ của các tác giả về văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời công trình giúp ngƣời dân tộc Tày am hiểu hơn về chính bản sắc văn hóa của dân tộc mình và giúp các dân tộc anh em hiểu thêm về văn hóa Tày.
Qua khảo sát về cấu trúc vĩ mô và vi mô của cuốn từ điển, có thể nhận xét:
Về ƣu điểm:
Hệ thống các đầu mục trong cấu trúc vĩ mô của các loại tri thức trong cấu trúc vi mô của mỗi loại mục khá phong phú, đặc sắc, thể hiện sự am hiểu sâu sắc của các tác giả về văn hóa dân tộc Tày. Cuốn từ điển đã giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc những nét cơ bản nhất về văn hóa, con ngƣời dân tộc Tày – dân tộc có bề dày văn hóa, lịch sử sinh sống và phát triển lâu đời.
Trong cuốn từ điển không có những sai sót đáng kể về hình thức, chính tả hay lỗi kĩ thuật.
Về nhƣợc điểm:
Cấu trúc bảng đầu mục: Trong cuốn từ điển có 13 loại mục nhƣ đã kể trên. Còn có những thành tố văn hóa khác mà cuốn từ điển chƣa kể đến: các công trình kiến trúc, các loại hình văn hóa dân gian, âm nhạc, các danh nhân, ngành nghề truyền thống... Việc không có các thành tố văn hóa này khiến cuốn từ điển chƣa phản ánh đƣợc hết đƣợc bề dày truyền thống văn hóa của dân tộc Tày. Điều này có lẽ một phần là do tính phức tạp đa dạng và phong phú, nhiều lĩnh vực đời sống, của đối tƣợng là văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, nên chƣa thể thâu tóm hết và đƣa cuốn từ điển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong tổng số 309 mục trong cấu trúc vĩ mô của cuốn từ điển thì còn có trƣờng hợp tuy là hai mục nhƣng thực chất chỉ là một mục nhƣ Ngòi đin (xem đất phần mộ) và Đếnh đin (tìm phần mộ cho ngƣời chết) (thực ra từ đếnh và từ ngòi là hai từ đồng nghĩa đều có nghĩa là xem và tìm); Bàn Đào và Đào tiên hai mục đều chỉ một loại cây “đào tiên” chỉ mọc ở mƣờng trời, rất quý; Khai bƣơn (đầy tháng) và Ma nhét (mừng đầy tháng)... Ngoài ra, còn có những mục trùng nhau hoàn toàn nhƣ Mẻ Bioóc xuất hiện hai lần: 83.Mẻ Bioóc (g.đ) [2, tr.73] và 71.Mẻ Bioóc [2, tr.208]. Điều này đã là cho hệ thống mục trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình tra cứu.
Cách giải thích tên đầu mục (loại tri thức đầu tiên trong cấu trúc vi mô): Cuốn từ
điển có những dấu hiệu hình thức giải thích khác nhau, không nhất quán giữa các mục: - Có khi bắt đầu bằng từ: Là hoặc Có nghĩa là hay Nghĩa là; Còn gọi là; Còn có tên gọi là; Có chỗ gọi...
- Hay lặp lại tên đầu mục + là (Phúc sinh...)
- Hay có trƣờng hợp lại giải thích trực tiếp không cần các từ nối (Cao vá, Bóng nhụy..)
- Có khi không giả thích tên đầu mục (Khoăn bƣơn...)
Các cách giải thích tên đầu mục:
- Giải thích bằng tên gọi khác ( Mẻ Vụt; Mừa bản...) - Giải thích bằng cách phát âm khác nhau (Cao Bằng…) - Giải thích tên mục bằng cách triết tự từ (Bản dẻ… )
- Giải thích tên mục bằng chỉ ra từ tiếng Việt tƣơng ứng về nghĩa (Khẩu nua mác bây; Khẩu nua mác khẩu...)
- Giải thích đầy đủ cả nghĩa gốc và nghĩa rộng (Cái cấu cầu hoa; Suổm lùa..) - Giải thích bằng cách định danh kết hợp miêu tả (Boóc Mạ; Cáy Đông; Bióoc nát...) Việc không nhất quán trong việc giải thích khái quát tên đầu mục - loại tri thức đầu tiên trong kết cấu vi mô đã làm cho đôi chỗ chƣa rõ ràng, chƣa truyền tải đƣợc hết nội dung của đầu mục. Điều này gây cản trở cho việc hiểu đầy đủ về đầu mục (đặc biệt đối với ngƣời không am hiểu về tiếng Tày và văn hóa Tày).
Tính thống nhất về nội dung: Một số mục văn bản từ điển không đảm bảo
tính thống nhất về nội dung. Các loại tri thức trong kết cấu vi mô không thống nhất và phù hợp với chủ đề ở đầu mục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ví dụ 1: KHẨU NUA BÁI MÁC KHẨU (s.h)
Mác khẩu là quả gấc. Quả gấc cũng là loại quả chín vào tháng 8 âm lịch, đúng vào dịp tết khẩu mẩu. Để có thêm nhiều món ăn phong phú vào ngày tết khẩu mẩu, ngƣời ta làm thêm món khẩu mẩu. Có món xôi này ngƣời ta cho rằng đã có lòng thành và tin tƣởng vào vụ thu hoạch mới. [2, tr.49]
Ví dụ 2: KHẨU MẨU (s.h)
Là cốm, nói đến cốm là nói đến hội cốm
Vào ngày mùng 9 âm lịch, lúa nếp đã chắc hột và ngả màu vàng; Ngƣời ta hái lúa ấy đêm làm cốm
Theo tập quán hàng năm mỗi nhà chỉ làm cốm một năm. Những nhà trong xóm các nhà lần lƣợt thay nhau làm cốm [...]. Do chỉ làm một bữa cốm và mời nhiều ngƣời nên ngƣời ta phải làm nhiều cốm. Làm nhiều cốm thì phải nhiều ngƣời giã. Nhiều ngƣời tập trung giã, đông vui và mời mọi ngƣời. Thì gọi lag hội cốm. Hội cốm đƣợc ghi là hội cổ truyền.
Đến mùa hội cốm dân bản hay chòm xón bàn nhau định lên lịch cho từng nhà để mọi ngƣời đều lẩn lƣợt đƣợc làm cốm [...] Rõ ràng hội cốm là tập quán hay biểu thị tình làng nghĩa xóm tốt đẹp.[2, tr 46]
Cả hai mục “ Khẩu nua bái ngà”và “khẩu mẩu” đề thuộc loại mục về các món
ăn trong văn hóa ẩm thực nhƣng các tri thức trong kết cấu vi mô lại không có sự thống nhất về nội dung với đầu mục (phần đề). Các tri thức trong kết cấu vi mô không cung cấp những tri thức cơ bản liên quan đến đầu mục. Đó lẽ ra phải là các loại tri thức nhƣ: nguyên liệu, cách thức chế biến và thƣởng thức món ăn...Điều này phản ánh phần nào sự phân vân của các tác giả khi phân loại mục, thuộc loại phong tục, tập quán hay thuộc loại văn hóa ẩm thực.
Cách phân loại các tên đầu mục theo các chủ đề tri thức:
Nhƣ đã nói ở trên, cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày chọn cách sắp xếp các mục theo ba chủ đề tri thức lớn, và các mục trong mỗi chủ đề tri thức lại đƣợc sắp xếp theo thứ tự abc trong bảng chữ cái Quốc ngữ. Nhƣng có một số trƣờng hợp sự phân loại nói trên chƣa hợp lí: Khoăn bƣơn , Còng Cáy, Lục già táp, Lục liệng, Lục sở, Lục nhay vỏ tảo – mẻ vựt... đáng lẽ thuộc loại mục về phong tục, tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quán nhƣng lại đƣợc chú thích là (g.đ) - gia đình. Hoặc các mục Nựa lạp; Khẩu nua đăm đeng...thuộc loại mục về văn hóa ẩm thực nhƣng lại đƣợc chú thích là (s,h) - sinh hoạt)… Việc phân loại nhƣ vậy chƣa khoa học và không phù hợp với tính chất của một công trình bách khoa. Nên chăng sự phân loại này phải dựa trên sự phân loại khoa học hiện đang phổ biến đối với cấu trúc, các hình thái và thành tố văn hóa.
Ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ: Cuốn từ điển có đôi chỗ sử dụng ngôn
ngữ chƣa thật sự chuẩn mực và trong sáng. Trong một số mục, có thể gặp cách sử dụng cách nói của khẩu ngữ, chẳng hạn “con giai” trong mục Lục giài táp [2,tr.69], “trông bát khâu nhục vàng ƣơm thiệt là ngon mắt” trong mục Khâu nhục [2, tr.44]…
Cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày là công trình bách khoa đầu tiên về văn hóa cổ truyền dân tộc Tày. Hệ thống các mục đƣợc thu thập trong cuốn từ điển và các loại tri thức phong phú trong cấu trúc vi mô của mỗi mục đã phản ánh bức tranh văn hóa đa sắc màu của dân tộc Tày. Cuốn từ điển là tài liệu quý cho các dân tộc anh em tìm hiểu về thuần phong mỹ tục, nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tƣ tƣởng nhân văn trong thế giới quan nhân sinh quan của ngƣời Tày.... Tuy vậy, vì những lí do khách quan và chủ quan nhất định cuốn từ điển còn có những hạn chế về mặt nội dung. Vì vậy Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày cần đƣợc chỉnh lí và bổ sung, hoàn thiện để giới thiệu đƣợc những tri thức văn hóa đầy đủ, đồng thời tiện cho việc tra cứu, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
3.1.2. Về cuốn Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Chu Huy
Ƣu điểm:
Về cấu trúc bảng đầu mục: Trƣớc hết có thể khẳng định thành công lớn nhất của cuốn Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam chính là sự phong phú và đặc sắc của hệ thống các loại mục trong cuốn sách. Điều làm nên thành công đó là do vốn tri thức văn hóa và sự dày công nghiên cứu của các tác giả về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam.
Với trên 2000 đơn vị, hệ thống các mục Cuốn Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của văn hóa cổ truyền Việt Nam. Đó là yếu tố văn hóa vật chất nhƣ các loại công cụ sản xuất, các ngành nghề truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thống, các lối thức riêng trong ăn mặc, cƣ trú, các công trình kiến trúc...và yếu tố văn hóa tinh thần nhƣ các lễ hội truyền thống, quan niệm dân gian, tín ngƣỡng và tôn giáo... Đặc biệt cuốn từ điển còn bao gồm các mục về những thiết chế xã hội xƣa, nhƣ các đơn vị hành chính cổ (Giáp, Lộ, Tỉnh, Tổng, Hƣơng...) các chức tƣớc, học vị ở làng xã (Kỳmục, Ông Nghè, Tránh tổng, Lý trƣởng...), những đơn vị tiền tệ trong xã hội xƣa (Mạch, Nguyên, Quan tiền...)… Bởi vậy cuốn từ điển là công cụ thiết thực cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa và con ngƣời Việt Nam trong lịch sử.
Công trình không chỉ hƣớng tới các lĩnh vực của văn hóa Việt Nam, các vùng văn hóa đặc sắc. mà còn có số lƣợng lớn các mục về văn hóa của các dân tộc thiểu số, cƣ trú ở các vùng xa xôi của Tổ quốc. Có thể kể đến những mục về các loại hình nghệ thuật độc đáo của các dân tộc (Múa chiêng của ngƣời Gia Lai, Múa Braham, Múa bóng của dân tộc Chăm...), hay các loại nhạc cụ dân tộc (Đinh Năm, Đinh Pa kèm của dân tộc Ê Đê; Đinh Đƣơng của ngƣời Gia Rai; Pí Đôi nhạc của ngƣời Thái…), các phong tục, tập quán ăn sâu trong tâm thức của đồng bào dân tộc (Đâm đầu moong của dân tộc Cống; Giáp tuổi của ngƣời Khơ me; Pi Thi Lok Ska của ngƣời Mƣờng...). Điều này giúp ngƣời đọc thấy đƣợc đặc trƣng của văn hóa Việt Nam bao gồm những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em.
Đặc biệt các tác giả còn đƣa vào cấu trúc bảng đầu mục các mục về các tác phẩm, hình thức nghệ thuật dân gian: Gà lu - điệu múa của ngƣời Lô Lô; Bài chòi - một loại hình hát kịch ở Nam Trung Bộ, Bài Bông - điệu múa trong hát cửa đình, Vãn Chài – múa dân tộc Chăm; Vũ phiến điệu - múa quạt cung đình; Phuối pác của dân tộc Tày... Gồm cả các nhân vật, vai diễn trong loại hình sân khấu : Vai mụ; Vai đầu tuồng ; Vai lão; Vai mục; vai nịnh; Vai mục.... Hệ thống các loại mục này giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự phong phú của văn hóa các dân tộc, mỗi dân tộc có những sáng tạo nghệ thuật riêng, độc đáo, phản ánh đời sống, tâm tƣ tình cảm dân tộc mình. Đồng thời hệ thống các mục về các sáng tác nghệ thuật cho thấy các dân tộc không chỉ gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo văn hóa.
Trong công trình, có thể gặp sự mô tả chi tiết; các loại tri thức trong cấu trúc vi mô của mỗi loại mục phong phú, đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất quán, logic, bởi vậy đã truyền tải đƣợc lƣợng tri thức khá phong phú theo chủ đề của đầu mục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc biệt điều làm nên sự đa dạng và phong phú của cuốn từ điển còn là số lƣợng các chi tiết giải thích mục về phong tục tập quán trong những dịp lễ tết cổ
truyền của dân tộc. Đó là các mục Tết Nguyên đán; Tết Táo quân; Tết Nguyên tiêu;
Tết trung nguyên, Tết Trùng lập... Chẳng hạn mục Tết Nguyên đán đƣợc mô tả cụ thể, chi tiết, với dung lƣợng dài khoảng ba trang, cung cấp các tri thức về thời gian, các tục lệ, nghi thức diễn ra trong dịp tết nguyên đán đƣợc mô tả tỉ mỉ nhƣ tết ông Táo, tết cây nêu, tết cũng thổ công, tết hành lễ đến chúa, tết trồng cây... Những mục đƣợc mô tả tỉ mỉ, chứa nhiều thông tin cốt yếu nhƣ vậy đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Việt Nam của độc giả. Phải chăng việc mô tả chi tiết về các loại mục này là dụng ý của tác giả: Các mục về các ngày tết cổ truyền luôn phản ánh chân thức, sâu sắc nhất phong vị của văn hóa truyền thống Việt Nam.
Về cách thức thể hiện các tri thức trong kết cấu vi mô: Ngoài ra văn bài của những mục lớn đƣợc trình bày bằng các chủ đề nhỏ (cấu trúc thành các bậc) đã chi tiết hóa nội dung tri thức của các mục lớn. Cách cấu trúc văn mục nhƣ vậy giúp ngƣời đọc dễ hiểu và tiện theo dõi (mục: Tết cổ truyền đƣợc trình bày cụ thể hóa trong các chủ để nhỏ là tết ông Táo, tết cây nêu, tết cúng thổ công, tết hành lễ đến chùa, tết trồng cây [41, tr.316].
Đƣợc sử dụng trong việc mô tả các mục là ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng, chính xác nên các mục thƣờng có dung lƣợng ngắn, vừa phải. Bởi vậy công trình hƣớng tới đƣợc loại độc giả khi biên soạn cuốn từ điển này: “Từ điển văn hóa cổ truyền sẽ là tài liệu thiết thực cho giáo viên, học sinh, sinh viên cũng nhƣ những ai muốn tìm hiểu về văn hóa cổ truyền Việt Nam xƣa” [41, tr. 6] (trích Lời nói đầu)
Trong cuốn sách ít gặp những sai sót trong hình thức chính tả hay lỗi kĩ thuật biên tập ngôn ngữ.
Nhƣợc điểm:
- Các mục trong công trình này đƣợc sắp xếp theo thứ tự abc... Cách sắp xếp này dễ tra cứu nhƣng lại có nhƣợc điểm là “cắt khúc” thậm chí là “nguyên tử hóa” tri thức. Mặt khác cách sắp xếp này, làm cho ngƣời đọc có phần lúng túng khi đứng trƣớc khối lƣợng lớn các mục khi muốn tra cứu tập trung vào một lĩnh vực văn hóa. Nhƣợc điểm này có thể đƣợc khắc phục bằng cách cần có một tổng đồ tri thức thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện qua bảng mục đuơc phân loại theo chủ đề tri thức (các chủ đề tri thức theo sự phân loại văn hóa học đang hiện hành).
- Trong cấu trúc vi mô không có thƣ mục tham khảo trong những trƣờng hợp cần thiết. Việc đƣa thƣ mục tham khảo sẽ giúp ngƣời đọc hiểu về xuất xứ các tri thức đƣợc trình bày trong mục.
Cuốn Từ điển văn hóa phong tục cổ truyền Việt Nam xuất bản trong thời gian gần đây (năm 2013) nên các tác giả đã có điều kiện học tập kinh nghiệm biên soạn cũng nhƣ vốn tri thức từ các công trính bách khoa về văn hóa trƣớc đó, nên tránh đƣợc một số hạn chế. Đây là công trình đƣợc biên soạn khoa học, nghiêm túc, đồng thời là tài liệu hữu ích để tìm hiểu về văn hóa cổ truyền Việt Nam.
3.2. Khái quát về văn hóa các dân tộc Việt Nam
3.2.1. Một số đặc trưng cơ bản của văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam
Để đề xuất về cấu trúc của một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam, thì việc tìm hiểu về những nét khái quát về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam là điều cần thiết. Những tri thức ấy giúp cho việc xác định phạm vi,