8. Bố cục của luận văn
1.1.3.2. Cấu trúc vi mô
“Cấu trúc vi mô là cấu trúc toàn bộ những thông tin đƣợc trình bày một cách hệ thống trong mỗi mục, có thể gọi là cấu trúc mục” [38, tr.76].
Trong từ điển, mỗi mục có cấu tạo trọn vẹn, đứng độc lập và tách rời nhau. Thoạt nhìn, hình nhƣ cấu tạo của mỗi mục theo một kiểu riêng có cách diễn đạt và độ dài ngắn khác nhau. Nhƣng thực ra tính nhất quán của cấu tạo các mục đƣợc xử lý nhƣ một nhu cầu bắt buộc. Các thông tin đƣợc trình bày trong một mục đều phải tuân theo một trật tự nhất định, phù hợp với mục đích của cuốn từ điển. Sự tăng lên hay giảm bớp, đảo trật tự trình bày các thông tin đều làm cho cuốn từ điển thiếu tính nhất quán, cấu trúc vi mô bị phá vỡ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cuốn từ điển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc điểm của cấu trúc vi mô:
- Cấu vi mô bao gồm hai phần rõ rệt : phần thứ nhất là đơn vị mục; phần thứ hai là các thông tin khác.
L.Zgusta cho rằng cấu trúc mục gồm hai phần, phần thứ nhất là đơn vị mục gọi là phần đề, phần thứ hai chứa mọi thông tin về đơn vị mục đó gọi là phần chính. Rey Debove (1971) coi một mục trong từ điển có cấu tạo nhƣ một câu, đơn vị mục là chủ ngữ, toàn bộ phần nói về nội dung của đơn vị mục là vị ngữ.
Nhƣ vậy, tính đề thuyết là đặc điểm của cấu trúc của mục. Nối giữa phần đề và phần thuyết là một “hệ từ” hiểu theo nghĩa rộng.
Trên mặt cấu trúc, phần đề trong cấu tạo mục chỉ gồm một đơn vị còn phần thuyết hiếm khi chỉ có một thông tin, mà thƣờng là trên một thông tin. Nhƣng ở cấu trúc sâu, mỗi thông tin đều có quan hệ trực tiếp với mục tạo thành một cấu trúc đề thuyết hoàn chỉnh.
- Xác định cấu trúc mục là cấu trúc đề thuyết, các nhà từ điển học đã coi đơn vị mục là thành phần của cấu trúc vi mô. Về nội dung phần đề là các đã cho, cái đã biết, phần thuyết là cái mới, cái cần biết. Song về cấu tạo thì cả hai hợp thành một thể thống nhất, gắn bỏ chặt chẽ với nhau, thiếu một trong hai bộ phận thì không cấu thành cấu trúc vi mô của từ điển. Thành ra mục trong từ điển là đơn vị đặc biệt, đơn vị đa chức năng, đơn vị kép: Mục vừa là đơn vị cơ bản của cấu trúc vĩ mô, vừa là một thành phần cơ bản của cấu trúc vi mô.
Các yếu tố cấu thành cấu trúc vi mô:
- Các yếu tố cấu của cấu trúc vi mô gồm đầu mục và các thông tin mọi mặt của đầu mục, sao cho các thông tin này làm thành một tập hợp đẳng nghĩa với đầu mục.
Văn bản từ điển có đặc điểm nổi bật là tính ngắt đoạn. Đó là sự độc lập tƣơng đối của mỗi đơn vị, mỗi yếu tố trong hệ thống. Mỗi mục là một đơn vị độc lập tƣơng đối với các đơn vị mục khác trong toàn bộ cuốn từ điển. Mỗi thông tin về đầu mục lại có sự độc lập tƣơng đối với các thông tin khác trong cùng mục. Khả năng tách một mục thành những câu khác nhau có chung chủ ngữ là đầu mục có thể dùng làm cơ sở để tách các thông tin trong một mục. Nhƣ vậy mỗi thông tin tách rời có quan hệ trực tiếp với đầu mục đƣợc coi là một yếu tố cấu thành của cấu trúc vi mô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Mỗi yếu tố của cấu trúc vi mô mang một thông tin, đƣợc diễn đạt bằng một phƣơng tiện mào đó. Mỗi phƣơng tiện có thể diễn đạt một hoặc hơn một thông tin về đầu mục.
- Các yếu tố của cấu trúc vi mô có chức năng riêng và có vị trí tƣơng đối ổn định. Vì thế có thể phân loại chúng dựa vào: Chức năng thông tin mà chúng mang tải; Vị trí của chúng trong toàn bộ cấu trúc.
Cấu trúc vi mô của một cuốn từ điển đƣợc hiểu là cấu trúc mục: bao gồm toàn bộ những thông tin, tri thức đƣợc trình bày trong mục đó. Mối yếu tố của cấu trúc vi mô mang một thông tin nhất định và thông tin này đƣợc diễn đạt bằng một phƣơng tiện nào đó. Tuy nhiên việc đƣa thông tin vào mục lại phụ thuộc vào từng loại, từ cuốn từ điển cụ thể, cũng nhƣ quan điểm của từng soạn giả. Khi nghiên cứu cấu trúc vi mô của một mục, cần quan tâm đến hai vấn đề cơ bản sau: Các yếu tố cấu thành cầu trúc vi mô của mục; Cách thức tổ chức các yếu tố thông tin này thành văn bản.