Phân loại công trình bách khoa

Một phần của tài liệu cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc việt nam (Trang 26 - 27)

8. Bố cục của luận văn

1.1.2.2. Phân loại công trình bách khoa

Trong cuốn “Nguyễn Kim Thản tuyển tập” của Viện ngôn ngữ đã có sự phân

loại công trình bách khoa nhƣ sau:

1/ Theo tiêu chí nội dung của công trình:

- Công trình bách khoa tổng hợp chứa đựng tri thức về mọi ngành khoa học (tự nhiên và xã hội), kĩ thuật, nghệ thuật.(Các công trình bách khoa tổng hợp còn gọi là bách khoa toàn thƣ).

- Công trình bách khoa chuyên ngành chứa đựng tri thức về một ngành khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật nhất định nhƣ công trình bách khoa về kĩ thuật, nông nghiệp, y học, triết học...

Cũng có thể phân chi ra từ các công trình bách khoa chuyên ngành một loại nhỏ hơn nữa, tạm gọi là Công trình bách khoa chuyên đề. Loại này chứa đựng những tri thức về một chủ đề khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật nhất định hay về một hoạt động thực tiễn nhất định.

2/ Theo tiêu chí quy mô của công trình:

Các loại công trình bách khoa thƣờng đƣợc chai thành hai loại chính là lớn và nhỏ (ở Liên Xô cũ còn có loại tóm tắt. Ở Đức còn có loại “bỏ túi”). Các cỡ lớn, nhỏ tóm tắt nói trên tùy theo từng nhà nƣớc định lƣợng của từng nƣớc và từng nhà xuất bản, có tính chất tƣơng đối.

3/ Theo lứa tuổi ngƣời đọc:

Bên cạnh công trình bách khoa dùng cho ngƣời lớn thƣờng thấy nhất, còn có loại dành cho thiếu nhi... Ngoài ra còn có công trình bách khoa cho từng giới. Chẳng hạn ở một số nƣớc còn xuất bản công trình bách khoa riêng cho giới nữ.

4/ Theo cấu trúc (hay cách trình bày) của các công trình:

Theo cách này, có hai loại: trình bày theo thứ tự chữ viết và trình bày theo đề tài. 5/ Theo phạm vi đề cập của các công trình:

Theo tiêu chí này ngƣời ta chia công trình bách khoa ra thành hai loại: “chung”(toàn cục) và “riêng”(địa phƣơng, dân tộc...) loại thứ nhất cung cấp thông tin về toàn thế giới và toàn quốc (liên bang, liên hiệp các nƣớc). Ở loại thứ hai ngƣời ta chỉ cung cấp thông tin về một bộ phận trong liên bang, liên hiệp ấy (một nƣớc trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

liên bang, hay lên hiệp), tức là những tri thức địa lí, tự nhiên, xã hội, nhân vặt...của bộ phận ấy.

6/ Theo phƣơng thức xuất bản của các công trình:

Theo tiêu chí này có thể chia ra những công trình bách khoa xuất bản nhiều tập (trong loại in thành nhiều tập gồm xuất bản không định kì và xuất bản định kì) và những công trình bách khoa chỉ in làm một tập.

7/ Cuối cùng theo phƣơng tiện truyền đạt (hay cách tiếp thụ) thông tin: một là bằng sách in (phần lớn thuộc loại này); bằng hình ảnh động và âm thanh; bằng âm thanh; bằng mùi vị.

Dựa trên tiêu chí về nội dung thì hai cuốn “Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày” của Hoàng Quyết, Triều Ân, Hoàng Đức Toàn và cuốn “Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam" của Nguyễn Nhƣ Ý, Chu Nhƣ thuộc loại công trình bách khoa chuyên ngành (Công trình bách khoa chuyên ngành văn hóa).

Một phần của tài liệu cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)