Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3, Hvn

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loài cây keo tai tượng (acacia mangium) và keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 79)

Số liệu thu thập về đƣờng kính ngang ngực (D1.3) và chiều cao vút ngọn

(Hvn) từ các ô tiêu chuẩn đƣợc kiểm tra tính thuần nhất bằng tiêu chuẩn phi

tham số của Kruskal-Wallis trên phần mềm SPSS, kết quả kiểm tra tính thuần nhất giữa các OTC đƣợc tổng hợp trong bảng 4.1 và 4.2

Bảng 4.1. Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3 Loài

Tuổi

Keo tai tƣợng Keo lai

Số cây X2 | X2| Số cây X2 | X2| 3 259 0,61 0,73 266 0,15 0,93 4 248 0,04 0,98 254 0,02 0,99 5 245 0,04 0,98 248 0,02 0,99 6 236 0,43 0,80 239 0,64 0,72

Bảng 4.2. Kiểm tra tính thuần nhất về Hvn Loài

Tuổi

Keo tai tƣợng Keo lai

Số cây X2 | X2| Số cây X2 | X2|

3 259 0,61 0,74 266 0,81 0,66

4 248 0,09 0,95 254 0,12 0,94

5 245 1,65 0,43 248 0,94 0,62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả kiểm tra cho thấy xắc xuất X2

của cả 2 loài ở các tuổi điều tra tại các ô tiêu chuẩn khác nhau và đều >0,05, điều đó chứng tỏ rằng sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều cao của mỗi loài ở 3 ô tiêu chuẩn đều thuần nhất. Kết quả cho phép gộp các ô tiêu chuẩn của mỗi loài thành một mẫu lớn để tính toán và đánh gía các chỉ tiêu sinh trƣởng của lâm phần.

4.1.2. Sinh trưởng đường kính D1.3

Đƣờng kính của cây rừng là chỉ tiêu phản ánh tình hình sinh trƣởng của từng cá thể (thể tích) và trữ lƣợng lâm phần (M).

* Sinh trƣởng của Keo Tai tƣợng (Keo TT)

Kết quả nhiên cứu sinh trƣởng về đƣờng kính theo loài và tuổi đƣợc trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Sinh trƣởng của Keo tai tƣợng tại các tuổi

Tuổi N (cây/ha) D1.3 (cm) V% S D1.3 min (cm) D1.3 max (cm) 3 1136 6,72 14,28 0,960 3,7 8,8 4 1061 8,90 16,24 1,451 5,0 12,0 5 998 9,80 16,86 1,567 5,5 14 6 981 11,75 14,97 1,463 9,2 15,2

Qua biểu 4.3 cho thấy, với Keo TT tuổi 3, đƣờng kính D1.3 trung bình đạt 6,72 cm, đến tuổi 6, đạt 11,75 cm. Trong cùng một lâm phần đồng tuổi đƣờng kính của các cá thể cũng có sự chênh lệch nhau khá lớn, ví dụ ở lâm

phần 3 tuổi, đƣờng kính nhỏ nhất D1.3(min) đạt 3,7 cm, lớn nhất D1.3(max)

đạt 8,8 cm, điều này cho thấy phạm vi biến động về đƣờng kính khá lớn là 5,1cm. Về giá trị trung bình chung cho toàn lâm phần qua so sánh với kết quả của một số nghiên cứu khác cho thấy mức sinh trƣởng tại Hàm Yên là tƣơng đối cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biến động về đƣờng kính và chiều cao của Keo TT cũng khác nhau tại các tuổi, trong đó tuổi 4 và 5 là 2 tuổi có hệ số biến động cao nhất (16,24- 16,86%). Đến tuổi 6 hệ số biến động giảm xuống còn 14,97 %, có thể giải thích nguyên nhân là không đƣợc tỉa thƣa kịp thời, các cây trong lâm phần đến tuổi này không phát triển thêm đƣợc nhiều, nếu tiếp tục theo dõi ở những năm tiếp theo sẽ thấy có hiện tƣợng cạnh tranh về không gian dinh dƣỡng, lúc này sức sinh trƣởng sẽ phụ thuộc vào từng cá thể, tuy nhiên nguồn gốc của lâm phần là đƣợc trồng từ hạt nên sức sinh trƣởng không cao, điều này đã đƣợc thể hiện ở mức sinh trƣởng từ tuổi 3 đến tuổi 6 đƣờng kính trung bình tăng đƣợc 3,05 cm.

* Sinh trƣởng của Keo lai

Kết quả sinh trƣởng của Keo lai đƣợc trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Sinh trƣởng đƣờng kính của Keo lai tại các tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi N (cây/ha) D1.3 (cm) V% S D1.3 min (cm) D1.3 max (cm) 3 1182 8,78 13,75 0,955 4,0 9,0 4 1109 9,70 15,23 1,378 6,0 13,0 5 1027 13,29 16,95 1,837 8,3 16 6 965 15,30 15,78 1,923 10,5 18,9

Sinh trƣởng về đƣờng kính của Keo lai ở các lâm phần tuổi khác nhau có tốc độ sinh trƣởng khác nhau, ở tuổi 3 đƣờng kính trung bình đạt 8,78, nhƣng mức độ tăng giữa các tuổi không đều. Từ lâm phần tuổi 3 lên lâm phần tuổi 4, tăng trƣởng trung bình về đƣờng kính tăng 0,92 cm, từ 5 đến tuổi 6 là 2,01 cm. Điều này cho thấy mức tăng trƣởng về đƣờng kính có xu hƣớng tăng dần từ lâm phần tuổi 3 đến lâm phần tuổi 6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Độ biến động về đƣờng kính ở các lâm phần ở tuổi khác nhau khá rõ, trong đó lớn nhất là tuổi 4 và 5 (15,23-16,95%). Điều này có thể giải thích do nhiều nguyên nhân nhƣ sự không đồng đều về cây giống khi trồng, ảnh hƣởng của yếu tố vi lập địa, nhƣng có sự khác nhau do chƣa tiến hành tỉa thƣa kịp thời dẫn đến sự phân hoá lớn về đƣờng kính trong lâm phần. Qua đây cho thấy việc tỉa thƣa điều chỉnh mật độ, giảm sự phân hoá về đƣờng kính lâm phần là một nội dung cần tiến hành đối với rừng trồng nguyên liệu, nhất là những nơi có thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm tỉa thƣa thuận lợi nhƣ ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.

Qua các kết quả trên cho thấy sinh trƣởng đƣờng kính của 2 loài Keo lai va Keo TT tại Hàm Yên là tƣơng đối cao , để nâng cao hiệu quả sinh khối, biện pháp tác động kịp thời để cải thiện tình hình sinh trƣởng là tỉa thƣa cho các cá thể sinh trƣởng đồng đều hơn.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu sinh trƣởng về đƣờng kính ngang ngực của 2 loài ở 4 tuổi khác nhau thể hiện ở biểu đồ 4.1

0 2 4 6 8 10 12 14 16 3 4 4 6 Keo TT Keo lai

Hình 4.1. Biểu đồ sinh trƣởng D1.3 của 2 loài Keo tại các tuổi

Qua biểu đồ 4.1 cho thấy ở tuổi 4 sinh trƣởng của Keo lai đều nhanh

hơn Keo TT, đặc biệt đến tuổi 5 và 6, sự phân biệt về đƣờng kính D1.3 này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.3. Sinh trưởng về chiều cao

Chiều cao là nhân tố quan trọng phản ảnh tình hình sinh trƣởng của từng cá thể và của lâm phần. Sinh trƣởng chiều cao cây rừng ảnh hƣởng đến trữ lƣợng lâm phần và sản lƣợng cây rừng nên ảnh hƣởng đến giá trị thu nhập khi khai thác. Sinh trƣởng chiều cao phụ thuộc nhiều nhân tố nhƣ loài cây, mật độ trồng, điều kiện lập địa và mức độ thâm canh rừng...Kết quả nghiên cứu chiều cao của Keo lai va keo TT đƣợc thể hiện ở các bảng 4.5, 4.6 và 4.7.

Bảng 4.5. Sinh trƣởng chiều cao của Keo lai tại các tuổi

Tuổi N (cây/ha) Hvn (m) HDC (m) V% S Hmin (m) H max (m) 3 1182 8,14 5,0 7,90 0,556 5,0 8,5 4 1109 10,07 6,97 12,4 1,251 7,5 12,5 5 1027 13,09 7,52 12,9 1,380 10,2 15,1 6 965 17,20 9,00 9,96 1,104 13,0 17,5

Sinh trƣởng chiều cao của Keo lai tại tuổi 3 đạt 8,14m, cũng nhƣ đƣờng kính chiều cao của lâm phần tại các tuổi có xu hƣớng sinh trƣởng tăng dần từ tuổi 3 đến tuổi 4 cùng với hiện tƣợng thƣa tự nhiên, đồng nghĩa với việc không gian dinh dƣỡng đƣợc mở rộng, đƣờng kính tăng và chiều cao của các cá thể cũng nhƣ của lâm phần nói chung đƣợc tăng lên đáng kể (1,93m). Sinh trƣởng về chiều cao tăng dần từ tuổi 4 trở về sau, mỗi năm sinh trƣởng về chiều cao tăng đƣợc từ 3,2-3,3m.

Trong các công thức thí nhiệm của Kiều Thanh Tịnh tại Đông Nam Bộ [22] lâm phần 42 tháng tuổi đạt chiều cao trung bình 11,54m, một nghiên cứu khác của các tác giả thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp tại Ngọc Tụ-Đắc Tô tại các lâm phần trồng với mật độ 2.200 cây nhƣng các chỉ tiêu đạt đƣợc ở các năm vẫn cao hơn cả về đƣờng kính và chiều cao, chứng tỏ điều kiện lập địa là một nguyên nhân ảnh hƣởng không nhỏ đến sinh trƣởng của lâm phần tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.6. Sinh trƣởng chiều cao của Keo TT tại các tuổi

Tuổi N (cây/ha) Hvn (m) HDC (m) V% S Hmin (m) H max (m) 3 1136 6,90 4,67 8,03 0,560 5,5 8,84 4 1061 8,37 6,28 12,88 1,204 5,8 12,0 5 998 10,21 6,81 14,72 1,465 6,0 13 6 981 11,86 7,42 11,46 1,210 8,5 14,

Ở keo tai tƣợng chiều cao vút ngọn (Hvn) tại tuổi 3 đạt 6,90 m, tuy nhiên mức độ tăng trƣởng bình quân hàng năm không đều nhau. Từ tuổi 3 đến tuổi 4 tăng trƣởng về chiều cao đạt 1,47m, tuổi 4 đến tuổi 5 tăng đƣợc 1,84m và từ tuổi 5 đến tuổi 6 tăng đƣợc 1,65m. Kiều Thanh Tịnh đƣa ra kết quả điều tra tại Bình Phƣớc cho thấy chiều cao sau 42 tháng tuổi đạt 11,4m và sau 54 tháng tuổi đạt 14,27m. Tƣơng tự ở lâm trƣờng Hữu Lũng-Lạng Sơn, Nguyễn Văn Thế cũng tiến hành điều tra và đƣa ra kết quả là tại tuổi 5 Keo TT trồng từ hạt sinh trƣởng về chều cao đạt 14,4-15,7m tuỳ loại đất trong khu vực. Các kết quả so sánh cho thấy sinh trƣởng về chiều cao của keo TT tại khu vực nghiên cứu nhìn chung đều cao hơn sinh trƣởng ở các nơi khác.

Tiến hành kiểm tra hệ số biến động ở các tuổi cũng cho thấy mức độ biến động khác nhau ở các tuổi, trong đó tuổi 5 có hệ số biến động cao nhất (14,72%) thấp nhất ở tuổi 3 (8,03%) hệ số biến động này thể hiện mức độ sinh trƣởng chiều cao của lâm phần không đồng đều nhau ở các giai đoạn. Tại tuổi 3, các cá thể trong lâm phần chƣa phải cạnh tranh nhau về không gian dinh dƣỡng nên sức sinh trƣởng giữa các cây trong lâm phần là tƣơng đối đồng đều nhau, nhƣng đến các năm sau, bên cạnh các yếu tố không thuận lợi về điều kiện lập địa, việc không tiến hành tỉa thƣa cũng là một nguyên nhân làm giảm sức sinh trƣởng của lâm phần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét chung về tình hình sinh trƣởng của 2 loài keo trên tại Hàm Yên cho thấy nhìn chung cả 2 loài đều có sức sinh trƣởng khá cao so với các khu vực khác, sinh trƣởng về chiều cao của Keo lai có nhiều vƣợt trội hơn Keo TT. Tại khu vực, công tác chăm sóc, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hầu nhƣ ít đƣợc thực hiện, các lâm phần từ tuổi 4 đến tuổi 5 cần có biện pháp tỉa thƣa ở cƣờng độ nhất định để đảm bảo cho lâm phần sinh trƣởng và phát triển đồng đều nhƣng không đƣợc thực hiện ảnh hƣởng đến sức sinh trƣởng chung của cả lâm phần

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 3 4 5 6 Keo lai Keo TT Hvn Tuổi

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trƣởng chiều cao của Keo lai và Keo TT ở các tuổi

* Sinh trƣởng về chiều cao dƣới cành (HDC)

Chiều cao dƣới cành biểu hiện khả năng tỉa cành tự nhiên của loài, khả năng tỉa cành phụ thuộc độ to nhỏ của cành, yêu cầu không gian dinh dƣỡng của cây trong lâm phần...chiều cao dƣới cành ảnh hƣởng trực tiếp tới tỷ lệ gỗ chính phẩm, HDC càng lớn thì tỷ lệ gỗ chính phẩm càng cao và ngƣợc lại. Ngay trong tỷ lệ gỗ chính phẩm thì chiều dài cũng quyết định cấp loại sản phẩm, do đó việc điều tra đo đếm chính xác chiều cao dƣới cành sẽ góp phần đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh tế của sản phẩm.

Chiều cao dƣới cành phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ không gian dinh dƣỡng, tuổi cây, kích thƣớc cành nhánh...Chiều cao dƣới cành càng lớn thì tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lệ lợi dụng gỗ càng lớn, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất của lâm phần. Trong 2 loài, Keo lai có chiều cao dƣới cành lớn nhất (8,0m), đây cũng là nguyên nhân ngƣời dân trong khu vực có xu hƣớng thích sử dụng Keo lai hơn là Keo tai tƣợng.

Coi điều kiện là đồng nhất, sự sinh trƣởng của 2 loài điều tra có sự khác nhau không nhiều lắm. Xét tỷ lệ Hdc/Hvn theo dẫn liệu trên bảng có thể thấy tỷ lệ lợi dụng gỗ ở cả 2 loại có sự chênh lệch nhau. Ở tuổi 6, keo lai có tỷ lệ Hdc/Hvn cao nhất là 52,3%, thấp nhất là Keo TT 62,5%. Nhƣ vậy sự chênh lệch chiều cao dƣới cành sẽ ảnh hƣởng đến sản lƣợng dẫn đến ảnh hƣởng về giá trị về kinh tế.

Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ tiêu D1.3 và Hvn của Keo lai có sự sinh trƣởng tốt hơn Keo TT. Chiều cao dƣới cành cao hơn dẫn đến tỷ lệ lợi dụng gỗ cao hơn, các cành nhánh nhỏ có khả năng tự tỉa thƣa nên không ảnh hƣởng nhiều đến giá trị sử dụng, việc khai thác cũng dễ dàng hơn so với Keo TT. Đây cũng chính là lý do ngƣời dân trong khu vực có xu hƣớng ƣu tiên trồng rừng bằng cây Keo lai nhiều hơn cây keo TT.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 3 4 5 6 Keo lai Keo TT

Hình 4.3. Biểu đô sinh trưởng về chiều cao dưới cành của Keo lai và Keo TT ại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tƣơng quan giữa chiều cao (Hvn) và đƣờng kính (D1.3)

Xem xét mối quan hệ giữa đƣờng kính (D1.3) và chiều cao (Hvn) của các

cây trong lâm phần đều tồn tại mối quan hệ với nhau.

Theo kết quả tính toán có thể thấy hệ số tƣơng quan của cả 2 loài trên đều ở mức chặt (r=0,72 đến 0,89). Vì xắc suất <0,05 nên r tồn tại. Đề tài chọn hàm Linear để biểu thị cho mối quan hệ Hvn –D1.3 theo phƣơng trình Hvn = a + bD1.3

Xắc suất của T (Sig T) đều nhỏ hơn <0,05. Điều này chứng tỏ có sự tồn tại các tham số a và b trong phƣơng trình hồi quy. Kết quả xây dựng đƣợc các phƣơng trình hồi quy nhƣ sau:

Bảng 4.7. Phương trình tương quan giữa đường kính và chiều cao của 2 loài

Loài cây Phƣơng trình hồi quy: Hvn = a+bD1.3 Hệ số tƣơng quan (r)

Keo lai Hvn= 4,714 + 0,6183D1.3 0,89

Keo TT Hvn= 3,3367 + 0,7389D1.3 0,85

Mối tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính có hệ số r càng chặt thì

chứng tỏ hai nhân tố đƣờng kính và chiều cao vút ngọn cùng phát triển mạnh, các cây trong lâm phần có sức sinh trƣởng đồng đều nhau cả về đƣờng kính và chiều cao.

4.1.4. Sinh trưởng đường kính tán

Đƣờng kính là nhân tố quyết định hiệu quả giữ nƣớc của rừng nên việc tác động các biện pháp chăm sóc, giảm mật độ cây trồng để thúc đẩy sự tăng trƣởng về đƣờng kính D1.3 và đƣờng kính tán là rất cần thiết. Thông qua chỉ tiêu này có thể dự đoán đƣợc khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trƣờng. Việc đánh giá kết quả sinh trƣởng về đƣờng kính tán trong thực tế sẽ đƣợc đề cập cụ thể hơn ở phần đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế xã hội và môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.8. Sinh trƣởng đƣờng kính tán lá của Keo lai và Keo TT

Tuổi Keo lai Keo TT

N/ha Dt(m) N/ha Dt(m)

3 1182 2,63 1136 2,56

4 1109 3,28 1061 3,09

5 1027 3,46 998 3,27

6 965 3,62 981 3,40

Theo kết quả tổng hợp bảng 4.8 cho thấy đƣờng kính tán lá của cả 2

loài đều không lớn, với Keo lai là loài có tán rộn nhƣng tại khu vực điều tra đƣờng kính tán chỉ ở mức trung bình từ 2,6-3,60, điều này thể hiện sức sinh trƣởng của loài chỉ đạt mức trung bình. Kết quả này cũng phù hợp với độ tàn che điều tra đƣợc khoảng 50% đối với keo lai và 40% đối với lâm phần Keo TT, thực bì ở mỗi loại lâm phần có sự khác nhau vè loài và độ che phủ nhƣng không nhiều, thực bì thƣa thớt, độ tàn che ở mức trung bình, nghèo về thành phần loài, chủ yếu là những loài chỉ thị cho đất xấu và chua, thực bì có sức sinh trƣởng ở mức trung bình.

4.1.5. Thực bì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực bì dƣới tán rừng đƣợc xem xét thông qua một số đặc điểm: Thành phần loài, độ che phủ và tình hình sinh trƣởng. đặc điểm thực bì là một trong số những tiêu chí thể hiện hiệu quả của mỗi loại rừng. Lâm phần nào có thành

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loài cây keo tai tượng (acacia mangium) và keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 79)