Thực trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loài cây keo tai tượng (acacia mangium) và keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 40 - 43)

a. Về cơ cấu kinh tế:

Nền kinh tế của huyện tăng trƣởng khá trong cả sản xuất nông-lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đạt 6,67 triệu đồng/ngƣời/năm; đời sống nhân dân đƣợc không ngừng cải thiện.

b. Sản xuất nông lâm nghiệp:

Nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc chuyển dịch phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong huyện; bƣớc đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh theo hƣớng bền vững và cho thu nhập cao nhƣ: Cây lƣơng thực, cây mía, cây chè, cây ăn quả (đặc biệt là cây cam)... tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số và hiệu quả sử dụng ruộng đất. Năm 2010, tổng sản lƣợng lƣơng thực ƣớc đạt 51.476 tấn; bình quân lƣơng thực đạt 469,5 kg/ngƣời/năm, an ninh lƣơng thực trên địa bàn đƣợc đảm bảo.

Sản xuất lâm nghiệp trong vùng dự án có bƣớc phát triển mới, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng, bảo vệ, tu bổ làm giầu rừng và khai thác rừng của 04 đơn vị sản xuất lâm nghiệp: Công ty lâm nghiệp Tân Thành, công ty lâm nghiệp Hàm Yên, công ty lâm nghiệp Tân Phong và Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên (thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam); Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cổ phần gỗ Đông Dƣơng, Công ty cổ phần nông lâm nghiệp Hùng Thắng... Ngoài ra, ngƣời dân địa phƣơng phát triển kinh tế nhờ tham gia trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng của Chƣơng trình 327, Dự án 661; Dự án trồng rừng bảo vệ môi trƣờng; và trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất bằng vốn tự có. Thu nhập từ kinh tế rừng đã làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

c. Chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản:

Chăn nuôi: Từng bƣớc thƣc hiện phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp với các giống vật nuôi có năng suất cao và an toàn dịch bệnh, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, đồi núi thấp nhiều, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc nhƣ: Trâu, bò...Gia cầm chủ yếu là gà, vịt đƣợc nuôi ở quanh nhà; bình quân mỗi gia đình nuôi từ 1-2 con lợn, 2-3 con trâu hoặc bò, nhiều gia đình có tới 5-10 con trâu. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo, phân bón cho sản xuất nông nghiệp, làm tăng năng suất cây trồng và cải tạo đồng ruộng. Năm 2010, đàn trâu có khoảng trên 21.000 con, đàn bò có khoảng trên 5.000 con, đàn lợn có gần 80.000 con, đàn gia cầm khoảng 701.000 con...

Nuôi trồng thuỷ sản: Khai thác 690 ha diện tích mặt nƣớc ao hồ, tận dụng mặt thoáng tối đa công trình thủy lợi, sông suối trên địa bàn huyện để nuôi trồng thủy sản; sản lƣợng đạt 834 tấn. Tuy nhiên, tiến bộ về khoa học kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi; việc nuôi thả cá ao trong nhân dân mang tính quảng canh là chính, chƣa chú trọng bổ xung nguồn thức ăn tổng hợp và cơ cấu giống, vì vậy chƣa phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế.

d. Công nghiệp - Xây dựng:

Trên địa bàn huyện có hơn 500 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 05 doanh nghiệp nhà nƣớc, còn lại là thuộc quyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản lý của tỉnh, tƣ nhân và cá thể). Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch chỉ, đá, cát sỏi,...), công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, phát triển thủ công nghiệp... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 264 tỷ đồng.

e. Thương mại, dịch vụ - Du lịch:

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ - Du lịch trên địa bàn huyện thực hiện

theo hƣớng xã hội hóa, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế; giá trị ngành dịch vụ – Du lịch đạt 190,72 tỷ đồng . Mạng lƣới chợ phát triển mạnh mẽ, đi đôi với việc quản lý, kinh doanh, khai thác hợp lý; đặc biệt nâng cao hiệu quả của mạng lƣới chợ nông thôn.

f. Cở sở hạ tầng:

- Mạng lưới giao thông: Tuyến đƣờng Quốc lộ 2 chạy qua địa bàn huyện nối tỉnh Hà Giang với tỉnh Tuyên Quang; đây là tuyến đƣờng có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế; ngoài ra còn có các tuyến đƣờng nhƣ Quốc lộ 37B, đƣờng tỉnh ĐT189, ĐT190. Các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã đã và đang đƣợc xây dựng, đến nay đã có 18/18 xã , thị trấn và các thôn bản có đƣờng ôtô đến trung tâm.Tuy nhiên, chỉ có các tuyến đƣờng tỉnh lộ đến trung tâm huyện là đƣờng nhựa còn các tuyến đƣờng liên xã hầu hết là đƣờng đất và đã bị xuống cấp đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mƣa lũ.

- Thuỷ lợi: Huyện Hàm Yên hiện có 510 công trình thủy lợi, đảm bảo nƣớc tƣới cho 80% diện tích đất cấy lúa; trong đó có 30.424 km mƣơng máng đƣợc kiên cố, đƣa năng lực tƣới chắc vụ Đông - xuân 2.469,2 ha, vụ mùa 2.633,7 ha. Phần lớn đất canh tác ở những vùng khó khăn trên địa bàn huyện đã chủ động đƣợc nƣớc sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản lƣợng lƣơng thực trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn - Mạng lưới điện - Bưu chính viễn thông: Đến nay, toàn bộ 18/18 xã, thị trấn đều đã có điện lƣới quốc gia với khoảng 26.230 hộ đƣợc dùng điện. 18/18 xã, thị trấn đƣợc phủ sóng điện thoại di động và có máy điện thoại cố định; tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 50máy/100 dân.

g. Y tế – Giáo dục:

Thực hiện tốt các chƣơng trình phòng bệnh, phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chƣơng trình y tế quốc gia, các chính sách, các hoạt động hỗ trợ khám, chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, đồng bào nghèo, dân tộc ít ngƣời và gia đình chính sách đạt kết quả tốt. Bƣớc đầu đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực xã hội tham gia đầu tƣ và hỗ trợ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đến năm 2009, có 01 bệnh viện tuyến huyện, 18 trạm y tế xã, thị trấn; 321 thôn, bản có cán bộ y tế; 14/18 trạm y tế xã, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 100% dân số đƣợc sử dụng muối iốt; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi đƣợc tiêm đủ 6 loại vắc xin hàng năm đạt 98%, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng 20,8%.

Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo đƣợc củng cố, phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống quy mô, loại hình trƣờng lớp ở các ngành học, bậc học đƣợc mở rộng hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng. Toàn huyện có 3 trƣờng PTTH, 22 trƣờng THCS, 27 trƣờng tiểu học. Ngoài ra còn có 18 nhà trẻ và 1311 lớp mẫu giáo mầm non... Duy trì và giữ vững thành quả giáo dục tiểu học chống mù chữ, tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Chất lƣợng xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh có sự chuyển biến tích cực

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loài cây keo tai tượng (acacia mangium) và keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 40 - 43)