Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loài cây keo tai tượng (acacia mangium) và keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

Tài nguyên đất

Nhìn chung, tầng đất tƣơng đối dày, hàm lƣợng dinh dƣỡng thuộc loại trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sông suối và đất lầy thụt ở các thung lũng, còn lại chủ yếu là đất feralit, chiếm 85% diện tích cả huyện. có khả năng phát triển mạnh kinh tế nông - lâm nghiệp.

Ở vùng núi cao phía bắc huyện, đất đƣợc hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích. Tiêu biêu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng, và vàng nhạt trên núi đƣợc hình thành ở độ cao 700 - 1800m với một vài loại đất nhƣ đất mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (đá gnai, đá phiến mica, sa thạch…) Nhóm đất trên cần đƣợc bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy.

Ở vùng núi thấp phía nam của huyện, đất đƣợc hình thành chủ yếu từ các loại đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp phát triển trên các loại nham khác nhau. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của cả tỉnh. Vì thế khi khai thác, cần phải làm ruộng bậc thang, luân canh hợp lý các loại cây trồng và trồng rừng ở những nơi còn đất trống, đồi núi trọc.

Kết quả nghiên cứu xây dựng tài nguyên đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100 000 năm 2001 cho thấy trên địa bàn huyện Hàm Yên có 10 loại đất chủ yếu sau:

- Đất phù sa không đƣợc bồi (P)

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) - Đất phù sa ngòi suối (Py)

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs) - Đất đỏ vàng biến đổi trong trồng lúa (Fl)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) - Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)

Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2005 thì huyện có 66.280,55ha đất lâm nghiệp, chiếm 73,61% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất rừng sản xuất có 27.586,80 ha - Đất rừng phòng hộ có 38.693,75 ha

Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 61,57%.

+ Đến ngày 26/2/2007, tổng đất rừng là: 66.508,90 ha, trong đó: - Đất có rừng sản xuất: 47.239,10 ha

- Đất có rừng phòng hộ: 12.404,7 ha - Đất có rừng đặc dụng: 6.865,10 ha.

Rừng trồng ở huyện Hàm Yên chủ yếu là các loại cây nhƣ keo, mỡ, bồ đề Một phần trong số này để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy giấy An Hoà.

Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Hàm Yên có các nguồn tài nguyên khoáng sản sau:

- Đá trắng ở Km 58 QL2 xã Yên Phú

- Đá vôi xanh ở Km 31 QL2 xã Thái Sơn

- Cát sỏi ở bến chợ xã Bình Xa

- Quặng sắt ở thôn 6 xã Bằng Cốc, thôn Lập Thành xã Thái Hoà

Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Với lƣợng mƣa hàng năm khá lớn, trung bình từ

1.600 mm - 1.800 mm, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (tổng diện tích đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng theo số liệu kiểm kê năm 2005 có 2.280,81 ha), nên nguồn nƣớc mặt ở Hàm Yên khá dồi dào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn nƣớc ngầm: Do chƣa đƣợc khảo sát đánh giá đầy đủ, song quá trình hình thành khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân cho thấy trữ lƣợng nƣớc ngầm ở các vùng thấp, vùng ven sông suối có điều kiện khai thác để sử dụng.

Tài nguyên du lịch

Hàm Yên có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái kết hợp với các di tích lịch sử, danh thắng tạo thành tua nhƣ: Động Tiên, Đền Thác Cái, Hồ Khởn, núi Chạm Chu, núi Cao Đƣờng.

Hiện trạng sử dụng đất và quản lý đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên các xã là 90.007 ha, chia thành các nhóm nhƣ sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích 78.003,15 ha. chiếm 86,66% diện tích tự nhiên của toàn vùng. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 11.722,6 ha, chiếm 13,03 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất lâm nghiệp: 66.280,55ha đất lâm nghiệp, chiếm 73,63 % diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất rừng sản xuất có 27.586,80 ha - Đất rừng phòng hộ có 38.693,75 ha

- Các loại đất khác: 8.140,23 ha, chiếm 11,04% diện tích tự nhiên của vùng.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loài cây keo tai tượng (acacia mangium) và keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)