6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương hướng
Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong việc tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2.1.1. Giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa cùng với kinh tế, chính trị, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề phát triển của nhau.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa là một mặt căn bản của đời sống xã hội. Đồng thời, Người chỉ rõ trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, phải coi trọng ngang nhau: chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa. Văn hóa là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng con người.
Quán triệt quan điểm của Đảng coi việc xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, nhất là trí thức trong ngành văn hóa phải sử dụng nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức cho
đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La về giá trị và tầm quan trọng của những tinh hoa văn hóa mà cha ông đã tạo nên, nâng cao ý thức tự bảo vệ những di sản văn hóa của chính dân tộc mình, cùng bàn bạc tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó. Chú trọng tuyên truyền giáo dục, chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước và giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu,... giúp cộng đồng người Thái ở Sơn La thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Các hoạt động tuyên truyền phải gắn với quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy sức mạnh dư luận xã hội. Phát động phong trào “Toàn dân xây dựng đời
sống văn hóa”, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị, cơ
quan nhà nước, các đoàn thể xã hội tích cực tham gia phong trào này.
Phát triển kinh tế - xã hội phải vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trong đó phải gắn với mục tiêu phát triển và giữ gìn các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải căn cứ vào trình độ phát triển văn hóa của từng địa phương, từng dân tộc để đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và bền vững.
Phát triển văn hóa phải đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết tốt vấn đề văn hóa trong kinh tế, kinh tế trong văn hóa. Chúng ta không chủ trương thương mại hóa văn hóa, nhưng cần phải làm cho văn hóa phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề kinh tế trong văn hóa đặt ra yêu cầu mới cho sự phát triển văn hóa trong đời sống xã hội, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất tinh thần gắn với các hoạt động tiêu dùng văn hóa của nhân dân như: điện ảnh, sân khấu...
2.2.1.2. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa truyền thống và hiện đại trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La
Văn hóa dân tộc Thái là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái là góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nhất thiết phải thực hiện theo đúng quan điểm, trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Quá trình thực hiện công tác này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu tố truyền thống và hiện đại. Chính yếu tố truyền thống là cái được chắt lọc, khẳng định qua thời gian làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy cần phải bảo tồn và phát huy. Phát triển phải dựa trên cơ sở đó và lấy đó làm nền tảng. Các giá trị văn hóa đều có tính độc lập tương đối, nhưng sự phát triển của nó phải được đánh giá bằng trình độ, cấp độ và ý nghĩa của nó đối với đời sống mỗi con người và cộng đồng. Không có chân lý chung cho mọi thời đại nên cái truyền thống muốn tồn tại được, cần phải có sự kế thừa và phát triển cho phù hợp với điều kiện mới, đó là điều tất yếu. Hiện đại hóa cái truyền thống là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và nối tiếp bền vững các giá trị văn hóa truyền thống theo dòng lịch sử. Yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại cần được kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, nhuần nhuyễn để tạo ra một chỉnh thể văn hóa thống nhất mới, tiến bộ hơn, phù hợp hơn nhưng không làm mất đi những giá trị vốn có của nó.
Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn của mâu thuẫn: giữ truyền thống không phù hợp với thời đại, hiện đại hóa mất đi truyền thống. Cần có những bước đi rõ ràng, chắc chắn, không cực đoan. Trước hết, dựa vào mục tiêu của văn hóa để xác định rõ những yếu tố nào còn phù hợp, còn tiến bộ cần bảo tồn, kế thừa và phát huy. Những gì là truyền thống đã lạc hậu, tiêu cực cần
phải vượt qua. Những giá trị văn hóa mới nào là tích cực, phù hợp với truyền thống dân tộc cần tiếp thu, học hỏi, giá trị nào không phù hợp cần loại bỏ và ngăn chặn xâm nhập. Từ đó, kết hợp các yếu tố tích cực của văn hóa truyền thống và hiện đại một cách hài hòa, hợp lý.
Lịch sử tộc người đã chứng minh rằng có thể tiếp thu các yếu tố văn hóa mới mà vẫn giữ được giá trị, bản sắc của những n t đẹp văn hóa truyền thống, không những thế, điều đó còn làm phong phú hơn cho văn hóa tộc người. Vì vậy, có thể chủ động cùng với thời gian chuyển những yếu tố văn hóa mới thành những yếu tố văn hóa tộc người mà vẫn không bị mất gốc. Tuy nhiên cần phải khẳng định, trong mối quan hệ giữa cái nội sinh và ngoại sinh, cái giá trị bên trong là chính, là cốt lõi.
2.2.1.3. Có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và thực hiện các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La
Văn hóa của dân tộc Thái ở Sơn La là một phức hợp các giá trị được xây đắp qua nhiều thế hệ, cho nên khi xem x t vấn đề này không thể đặt nó trong những điều kiện lịch sử trước đây mà cần đặt nó trước yêu cầu phát triển hiện nay. Để thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Sơn La hiện nay có hiệu quả, trước hết cần phải lưu ý vấn đề cốt lõi trong phát triển văn hóa ngày nay là thống nhất trong đa dạng. Một mặt bảo tồn giá trị văn hóa tộc người và nhóm địa phương tộc người, mặt khác phải khai thác các giá trị nhằm hướng tới sự gắn kết và phát triển ý thức của cộng đồng, quốc gia, dân tộc, đảm bảo yêu cầu phát triển tất yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vài thập kỷ gần đây, nhiều di sản văn hoá truyền thống của người Thái Sơn La dần vắng bóng trong đời sống
tộc người. Việc phục hồi những di sản văn hóa truyền thống cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học, có xem x t đúng mức đến nhu cầu của người dân, của địa phương, tránh sự phục hồi mang tính tự phát, tràn lan gây nên những tác hại tiêu cực. Những biểu hiện “khi thái quá, lúc bất cập” cần phải được xem x t trên quan điểm lịch sử, không nên nhận x t, đánh giá thiển cận, thiếu tôn trọng lịch sử.
Hiện nay, có hai khuynh hướng trong nhận thức về sự phát triển văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Khuynh hướng thứ nhất: bảo thủ, muốn giữ nguyên vẹn văn hóa truyền thống của cộng đồng, không muốn thay đổi dù là những yếu tố đã lạc hậu (mê tín dị đoan, hủ tục). Khuynh hướng thứ hai: thần tượng văn hóa dân tộc Kinh, muốn Kinh hóa mọi giá trị văn hóa dân tộc mình, xa rời truyền thống dân tộc, dẫn đến mất gốc.
Để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La, cần phải có một thái độ hiểu biết, tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, kiên trì trong công tác tuyên truyền, thuyết phục các tập thể và cá nhân tham gia giữ gìn, phát huy, tránh thái độ áp đặt, chủ quan, nóng vội. Đặc biệt, cần chú trọng việc xây dựng, củng cố và phát triển ý thức cộng đồng tộc người, cộng đồng quốc gia.
2.2.1.4. Luôn coi trọng vai trò điều tiết của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái tỉnh Sơn La
Đảng và Nhà nước cần có những chính sách liên hoàn, bao gồm những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; sử dụng vốn đầu tư theo chương trình và dự án, tranh thủ viện trợ nước ngoài và cá nhân; thông qua hệ thống pháp luật, bằng công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo, công tác xuất bản, công tác bảo tàng,... nhằm thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đồng thời xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.