Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thái ở tỉnh sơn la (Trang 46 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở

Thái ở Sơn La hiện nay

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc Việt Nam vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Thái tỉnh Sơn La là phương hướng và nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta hiện nay. Điều đó xuất phát từ quan niệm coi việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là trung tâm trong chính sách dân tộc về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số...” (Nguồn: Báo điện tử, Đảng Cộng sản Việt Nam). Với bản lĩnh của một dân tộc qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Thái đã khẳng định được vị trí của mình và khẳng định một nền văn hóa thung lũng, từ đó hình thành một hệ thống các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Người Thái bước vào cơ chế thị trường trong tình trạng thiên nhiên bị tàn phá nặng nề. Trước tình hình đó, mặc dù đã phần nào nhận thức được mức độ nghiêm trọng của nạn phá rừng bừa bãi dẫn tới thiên tai, hạn hán, lũ lụt, họ đã khẩn trương trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm cứu vãn môi trường tự nhiên. Tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản bừa bãi đã được ngăn chặn song chưa triệt để.

Những đặc điểm của văn hóa thung lũng đã tồn tại theo dòng lịch sử của dân tộc Thái hàng ngàn năm. Một vấn đề cấp bách đặt ra là nền văn hóa này luôn luôn chứa đựng trong nó mâu thuẫn, giữa tự nhiên cần thiết có sự cân bằng sinh thái với nhu cầu khai thác của con người. Như vậy, sự thích nghi theo chiều thuận trong tự nhiên của thung lũng chỉ có thể trở thành văn hóa trong giải pháp khi mà con người biết tiếp tục trao cho nó sự sống, biến nó thành kho tài nguyên vô tận cho việc khai thác và ngược lại.

Những năm gần đây, tác động của nhiều nhân tố khác nhau đã làm cho nền kinh tế - xã hội Thái có những biến đổi về mọi mặt. Đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa cũng như cơn lốc của cơ chế thị trường dần đi vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội, đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La cũng bắt đầu tiếp cận với xu thế chung này. Bên cạnh những lợi ích mà cơ chế thị trường đem lại, thì mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của tộc người này, đồng thời dân tộc Thái đang đứng trước nguy cơ đe dọa về sự mai một những giá trị văn hóa dân tộc mình.

Đứng trước thực trạng đó, các cấp, ngành trực tiếp liên quan tới văn hóa và các hoạt động văn hóa, cũng như chính quyền địa phương tỉnh Sơn La đã có chủ trương, chương trình nhằm bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong khu vực, trong đó có dân tộc Thái.

2.1.1.1. Thực trạng hoạt động của cơ quan Nhà nước và một số ngành chức năng đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái tỉnh Sơn La

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, UBND tỉnh đã tổ chức, chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố,

nghiên cứu xây dựng, ban hành các chương trình hành động, tập trung vào xây dựng một số đề án đầu tư phát triển văn hóa nghệ thuật.

Ngày 09 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Sơn La đến năm 2020 tại Quyết định số 384/QĐ - TTg, từ đó làm căn cứ chỉ đạo các sở, ngành xây dựng các chương trình, đề án, dự án tăng cường nguồn lực cho hoạt động văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

Căn cứ Nghị quyết Đảng toàn quốc, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành:

Nghị quyết số: 319/NQ - HĐND ngày 13/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 phê chuẩn “Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020”.

Nghị quyết số 366/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 3 năm 2011 về việc quy định mức chi đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Nghị quyết số 37/2012/NQ - HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2012 về sửa đổi mức chi đối với một số nội dung của Nghị quyết số 366/2011/NQ - HĐND ngày 18/3/2011 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, lồng gh p các nguồn lực để xây dựng phát triển văn hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 368/NQ - HĐND ngày 18/3/2011 của HĐND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khỏe, cơ sở hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La.

Nghị quyết số 40/2012/NQ - HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho một số

nội dung, công việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ 90% cho việc xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa bản.

Nghị quyết số 342/2012/NQ - HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội văn nghệ bản với mức hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/bản/năm.

Quyết định số: 2363/QĐ - UBND ngày 28/9/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án phát triển Văn hóa nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2015, định hướng đến năm 2020".

UBND tỉnh phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La; Kế hoạch số: 64/KH - UBND ngày 01/9/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về quản lý, bảo vệ phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến 2020.

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá , Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 18/2012/QĐ- UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh về Ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Quyết định số 1067/QĐ - UBND ngày 31/5/2012 của UBND tỉnh về việc cho ph p lập dự án điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 nhằm lồng gh p các nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ sản xuất và đời sống cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như tiếp tục thực hiện chính

925 về xây dựng các công trình hạ tầng cho thôn, bản; chương trình mở đường ô tô đến trung tâm xã; chương trình phát triển giao thông nông thôn; chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ phát triển văn hoá xã hội theo Quyết định 186/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015.

Triển khai xây dựng và thực hiện đề án “Dịch thuật, bảo quản và phát

huy giá trị sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La” giai đoạn 2012 - 2014; ưu tiên đầu tư

nguồn lực, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; ban hành kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

Đề án phát triển xã hội hoá các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010 đã được HĐND tỉnh Ban hành “Kế hoạch thực hiện xã hội hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010”.

Chỉ đạo xây dựng đề án khảo sát, phục dựng và tổ chức một số lễ hội truyền thống các dân tộc tỉnh Sơn La; xây dựng đề cương, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án Bảo tồn Lễ hội Xên Mường, dân tộc Thái, tỉnh Sơn La. Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa các dân tộc tái định cư thủy điện Sơn La”.

Trong định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hoá - thể thao hàng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh luôn quan tâm, phân bổ hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng với mức hỗ trợ cụ thể đối với vùng III là 70 triệu đồng/bản, vùng I, II là 50 triệu đồng

Định hướng xây dựng các trung tâm cụm xã, trung tâm xã có đủ sân thể thao, nhà văn hoá xã và hệ thống truyền thanh cơ sở. Phấn đấu 75% số xã đạt

tiêu chuẩn văn hoá, 80% các bản có đội văn nghệ, đội thể thao, các xã được phủ sóng truyền hình, trên 80% dân số được xem truyền hình, các xã, bản đều có đài truyền thanh.

Với tư cách là ngành hoạt động sự nghiệp, Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch tỉnh Sơn La đã hiện thực hóa các quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh về lĩnh vực văn hóa thành những chương trình hành động cụ thể, tạo điều kiện để bà con dân tộc tiếp xúc, giao lưu văn hóa lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết về văn hóa của các dân tộc, đồng thời tăng cơ hội hưởng thụ văn hóa trong nhân dân. Cụ thể:

Sở Văn hóa thông tin đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phòng Văn hóa - Thông tin; trung tâm Văn hoá - Thể thao các huyện, thành phố tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh …; tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh về "Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa

tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế" ; thực

hiện công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Thái tỉnh Sơn La năm 2012; tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và trưởng thành Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Sơn La (tính đến năm 2012).

Sở Văn hóa đã phối hợp với Thường trực UBND huyện Mộc Châu, Yên Châu, Bắc Yên chỉ đạo, tổ chức các đoàn nghệ nhân, văn nghệ quần chúng tham gia các hoạt động của Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Hà Nội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo.

Tham mưu xây dựng dự thảo đề án trình thường trực UBND tỉnh: đề án mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hóa, thông tin với các tỉnh trong khu vực, cả nước và các nước láng giềng. Phòng chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, dân tộc, dân chủ, nhân quyền; đề án khôi phục,

truyền thống gắn với triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc ít người ở sơn La thời kỳ CNH, HĐH. Hoàn thiện đề cương trưng bày, bảo quản; kế hoạch chuyển hiện vật vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La vào kho Mường La; triển khai thực hiện dự án sách chữ Thái cổ năm 2012 tại Bảo tàng tỉnh.

Hoạt động điện ảnh được xây dựng và phát triển gắn với mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh và địa phương, được tổ chức phục vụ phù hợp với từng vùng, từng dân tộc, góp phần chuyển tải đầy đủ các Nghị quyết, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân. Trong năm nhiều đợt chiếu phim tuyên truyền được tổ chức: đợt phim Mừng Đảng - Mừng Xuân Nhâm Thìn; kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Điện ảnh Việt Nam; đợt phim kỷ niệm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4; Quốc tế lao động 1/5; Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5; Ngày sinh nhật Bác 19/5; tổ chức tốt đợt chiếu phim phục vụ các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp hè 2012; tuần phim chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào; kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; tuyên truyền về Luật an toàn giao thông, công tác phòng chống ma tuý… các buổi chiếu phim đảm bảo an toàn, chất lượng với nội dung đa dạng, thiết thực, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hoá tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Sơn La đã chủ động xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện, nhiệm vụ chính trị và nhân dân tỉnh nhà, tiêu biểu là các chương trình: “Đêm giao lưu hội tụ” chào mừng Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Sơn La; “Sắc son tình Việt - Lào” phục vụ chương trình khai mạc “Tuần văn hóa các dân tộc Sơn La”; tổ chức xây dựng chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, Thuận Châu và Bắc Yên.

Công tác nghiên cứu, sưu tầm nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật của Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh tiếp tục được tăng cường chỉ đạo, trong đó, chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng đội ngũ diễn viên trẻ, nhằm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chỉ tính trong năm 2012, Đoàn đã dàn dựng mới được 6 tiết mục; tham gia biểu diễn được 106 buổi, phục vụ 145.000 lượt người xem, trong đó biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới được 71 buổi.

Năm 2012, Sở đã phối hợp với Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Mai Sơn tổ chức phục dựng thành công lễ hội “Xên lẩu nó” dân tộc Thái bản Nà Mè, xã Chiềng Chung; phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thuận Châu tuyển chọn diễn viên, tổ chức luyện tập chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thuận Châu, thu hút đông

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thái ở tỉnh sơn la (Trang 46 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)