0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA (Trang 74 -82 )

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

* Đặc điểm môi trường tự nhiên tỉnh Sơn La

Môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,... sẵn có trong tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó quy định những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể cho con người.

Sơn La là một tỉnh miền núi cao, biên giới, nằm ở trung tâm của các tỉnh vùng Tây Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; có 250 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hua Phằn và Luông Pha Băng (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Hiện nay, Sơn La có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố và 10 huyện), với 206 xã, phường, thị trấn, 3.174 bản, tiểu khu, tổ dân phố (trong đó có 90 xã, 1119 bản đặc biệt khó khăn).

Tỉnh Sơn La nằm trong khoảng từ 20º31´đến 22º02´vĩ độ bắc và 103º11´ đến 105º02´ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 320 km, diện tích tự nhiên 14.125 km2. Địa hình Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Riêng hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản với độ cao hàng trăm m t đã tạo nên n t đặc trưng cho địa hình Sơn La.

Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm 21,4oC (nhiệt độ trung bình cao nhất là 27oC, thấp nhất trung bình là 16o

C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600mm. Độ ẩm không khí trung bình là 81%. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mực nước biển. Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/64 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, diện tích đất đang sử dụng chiếm 39,08%. Đất đai màu mỡ,

tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng cho ph p phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 60,92%. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế, diện tích bình quân 0,2 ha/người. Quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả có diện tích 23.520 ha. Quỹ đất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có diện tích 1.167 ha. Sơn La có tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Tài nguyên nước của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m³ chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là: sông Đà và sông Mã.

Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy mạnh nên tỉnh Sơn La có tiềm năng thủy điện rất phong phú và đa dạng về quy mô. Theo khảo sát sơ bộ, tại Sơn La có rất nhiều điểm có thể xây dựng nhà máy thủy điện, tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay, thủy điện Sơn La đang được xây dựng trên dòng sông Đà, thuộc huyện Mường La, đây là thủy điện có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra còn có thủy điện Nậm Công đang được xây dựng trên dòng sông Mã thuộc huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Hứa hẹn các công trình này sẽ đem lại nguồn thu lớn về nhiều mặt cho Nhà nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Những điều kiện về môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú của tỉnh Sơn La đòi hỏi con người phải thích nghi, đồng thời chống chọi lại những thiên tai,... trên cơ sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Trong quá trình đó, con người hoàn thiện bản thân mình bằng chính những sản phẩm do chính tay họ tạo ra, các giá trị văn hóa cũng được nảy sinh và tồn tại. Như vậy, điều kiện tự nhiên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Thái, riêng biệt mà thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam.

* Nguyên nhân kinh tế - xã hội

Văn hóa và môi trường kinh tế là những phương diện khác nhau của đời sống xã hội, nhưng giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ đó, cơ sở kinh tế sẽ quyết định nội dung, tính chất, hình thức biểu hiện của văn hóa.

Đánh giá về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương,... biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển.

Dân tộc Thái chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và khai thác tự nhiên. Về trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, sắn, đậu, lạc đan xen bầu bí... nhưng kỹ thuật canh tác truyền thống lạc hậu, thiếu vốn đầu tư nên nhiều nơi không thâm canh, năng suất canh tác thấp, chất lượng sản phẩm k m. Tỷ lệ đói nghèo của bà con dân tộc Thái những năm gần đây đã giảm, song vẫn còn tương đối cao. Do đời sống của đồng bào dân tộc Thái còn thấp nên phần lớn bà con chưa nghĩ đến và thậm chí không có khái niệm “bảo tồn”, “giữ gìn” hay “phát huy”, cũng như chưa nhận thức được các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cái nghèo đói khiến họ chỉ lo miếng cơm, manh áo, lo toan cuộc sống hàng ngày mà chưa thể nghĩ nhiều hơn tới đời sống tinh thần, đó là điều khó tránh khỏi. Với đời sống khó khăn và lạc hậu như thế, bà con chỉ coi văn hóa truyền thống của dân tộc mình như một giá trị tinh thần thuần túy, chưa khai thác và phát huy được những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống, những giá trị của văn hóa mới cũng chưa được đồng bào tiếp cận nhiều và mang tính tự phát.

* Tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

Kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế đã làm cho những giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Thái có những biến đổi

sâu sắc. Khi tham gia cơ chế thị trường chúng ta phải chấp nhận những quy luật khắc nghiệt của thị trường: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,... thì mới có thể tồn tại và phát triển. Nếu không biết cách điều tiết một cách hợp lý, chúng ta sẽ bị các quy luật chi phối và trở nên phụ thuộc bởi chúng. Dường như lối sống mộc mạc, giản dị, thật thà của đồng bào Thái đã bị ảnh hưởng bởi lối sống lạnh lùng, thực dụng,... mọi người hối hả lo toan kiếm tiền mà quên mất giá trị văn hóa cần phải được bảo tồn và phát huy, thậm chí vì lợi nhuận mà người ta sẵn sàng mua bán, trao đổi, phá vỡ những giá trị văn hóa của tộc người.

Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế cũng có những tác động không nhỏ tới sự phát triển văn hóa và việc bảo tồn các giá trị văn hóa Thái. Lối sống tự do, phóng túng trái với văn hóa truyền thống của người Việt Nam, văn hóa hưởng thụ kiểu phương Tây - một phần là do hình thức tuyên truyền đã vô tình lan tỏa trong diện rộng các văn hóa phẩm độc hại tới tận vùng sâu, xa xôi hẻo lánh, gây nên cách nghĩ, cách sống không lành mạnh trong bộ phận đồng bào Thái, nhất là thế hệ trẻ. Xu hướng hội nhập diễn ra quá nhanh chóng trong khi đời sống còn nhiều khó khăn dẫn đến một bộ phận đồng bào Thái vội vã tiếp nhận văn hóa dân tộc khác (kể cả văn hóa nước ngoài) một cách tùy tiện và có thái độ chối bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

* Nguyên nhân chính trị - xã hội

Có ảnh hưởng tới những biến đổi sâu sắc của các giá trị văn hóa dân tộc Thái không thể không nói đến yếu tố chế độ, thể chế chính trị xã hội. Trước năm 1954 trở về trước, xã hội bản mường cấu trúc theo mô thức nguyên gốc Thái còn tương đối nguyên dạng ở bộ phận người Thái Sơn La. Tuy nhiên, sau này cùng với việc thiết lập bộ máy chính quyền mới và thiết lập hệ thống chính trị thống nhất từ trung ương đến địa phương, nên cấu trúc

và công cuộc cải cách hành chính không những làm thay đổi về tên gọi từ bản, mường thành tổ dân phố, tiểu khu... mà còn thay đổi hình thức tổ chức quản lý trước đây.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay ngoài những tác động tích cực thì quốc tế hóa kinh tế cũng sẽ tạo cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tác động của tư tưởng chính trị để tuyên truyền những quan điểm sai trái, nhằm tấn công vào hệ tư tưởng và văn hóa xã hội chủ nghĩa từ bên trong, xóa nhòa giá trị văn hóa của các dân tộc, lôi k o quần chúng nhân dân vào những hoạt động chống lại lợi ích quốc gia của chính họ. Từ đó, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ sự thống nhất trong nền văn hóa của chính quốc gia đó nhằm mục đích cuối cùng là đồng hóa văn hóa toàn thế giới.

Quá trình hợp tác và giao lưu văn hóa thế giới đã tạo cho chúng ta cơ hội mở rộng khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề sàng lọc những yếu tố độc hại, phản văn hóa là hết sức khó khăn, nó làm biến đổi, mai một dần các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng tiêu cực.

2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan * Về tổ chức, quản lý

Thứ nhất, trong công tác quản lý, còn nhiều cán bộ lãnh đạo ở các cấp

đối với vấn đề văn hóa còn khiếm khuyết và lệch lạc, chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, của Sơn La nói riêng. Họ mới chỉ nhận thấy văn hóa là kết quả của quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội, chưa thấy được văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Từ đó dẫn tới một số chủ trương và sự chỉ đạo chưa đáp ứng và làm chủ được những biến đổi đang diễn ra, có biểu hiện xem nhẹ văn hóa, không chú ý đầu tư cho văn hóa. Các chương trình đầu tư cho miền nùi hàng

năm tương đối lớn và quy mô, nhưng hầu như chưa chú ý thích đáng cho văn hóa và các hoạt động liên quan tới văn hóa.

Chưa nhận thức được đầy đủ giá trị tư tưởng của văn hóa truyền thống, xem nhẹ những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số dẫn tới nôn nóng muốn cải tạo văn hóa cổ truyền, ào ạt du nhập các yếu tố văn hóa hiện đại mà không xem x t, đánh giá cái được, cái mất ở hiện tại và tương lai. Điều này đã dẫn đến tình trạng: cái cũ lạc hậu không xóa đi được mà cái mới tiến bộ cũng không thâm nhập nổi. Ở một số nơi, văn hóa mới thâm nhập được nhưng lại là sự sao ch p, bắt chước theo phong trào (VD: Thanh niên dân tộc Thái có khi không biết đến một làn điệu dân ca của dân tộc mình, nhưng lại thuộc lòng những bài hát nhạc vàng, nhạc sến của người Kinh, trong khi những giá trị văn hóa của dân tộc mình lẽ ra phải được chính họ gìn giữ và phát huy).

Việc đầu tư cho sưu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Thái chưa có hệ thống, từ đó dẫn tới mơ hồ trong sự chỉ đạo, đánh giá các giá trị văn hóa (cái nào cần bảo tồn, phát huy? Cái nào cần hạn chế, xóa bỏ?). Nhận thức, chỉ đạo và định hướng cho các hoạt động giao lưu văn hóa còn thiếu cơ sở khoa học, lúc thì áp đặt, lúc thì buông lỏng. Do vậy thường bị động, chưa phát huy được vai trò của việc giao lưu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và xã hội, nhiều khi các hoạt động giao lưu còn mang tính hình thức, phong trào.

Thứ hai, chưa có chính sách văn hóa phù hợp cho việc bảo tồn và phát

huy tiếng nói và chữ viết cho đồng bào dân tộc Thái. Từ trước đến nay, chúng ta sử dụng quốc ngữ là tiếng Việt, vì vậy chữ Thái chưa được chú trọng phát triển. Các cơ quan, trường học đều dùng tiếng Việt để giao tiếp, trong khi không phải tất cả mọi người dân đều biết nói và viết thông thạo tiếng Việt. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, do sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Việt nên

là rất thấp. Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã chủ trương triển khai các đề tài khoa học nghiên cứu về chữ Thái, biên soạn giáo trình dạy tiếng Thái, song đó mới chỉ là bước nghiên cứu và triển khai thử nghiệm, chưa được ứng dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ ba, chưa có những biện pháp hữu hiệu để khai thác, bảo tồn và

phát huy vốn văn hóa dân gian, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và có nguy cơ bị mất do các già làng thưa, vắng dần. Các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ thiếu khoa học trong cách thức tổ chức, dàn dựng tiết mục. Các nhà đạo diễn, dàn dựng chủ yếu là người dân tộc khác, họ không hiểu biết nhiều về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, họ dàn dựng mọi tiết mục theo những mẫu hình được học ở trường lớp. Kết quả là ta dễ dàng nhận thấy những màu sắc văn hóa có cái gì đó tương tự giống nhau giữa các nền văn hóa của các tộc người khác nhau.

Thứ tư, công tác tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện các chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các hoạt động văn hóa còn chưa đầy đủ, kịp thời. Nhiều hoạt động chưa sát thực với điều kiện thực tế địa phương cho nên chưa phát huy được hiệu quả.

* Trình độ dân trí

Trong một xã hội với nền sản xuất thấp k m, kinh tế tự cấp, tự túc là chính, nên tư duy của bà con chậm phát triển. Biểu hiện rõ nhất là chủ nghĩa kinh nghiệm trong tư duy. Các kỹ thuật được sử dụng cho lao động sản xuất chủ yếu là kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua một nền giáo dục tự phát. Gia đình là môi trường, là nhà trường của mỗi cá thể, thế hệ trước là thầy của thế hệ sau. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã phải theo cha mẹ lên nương làm rẫy, lớn lên một chút thì lên rừng đốn củi, trồng bông, dệt vải,... Cuộc sống của họ chủ yếu là những chuỗi ngày miệt mài để có cái ăn, chủ yếu là lao động chân tay.

Chính điều đó làm cho đồng bào Thái có thói quen lười suy nghĩ, ít tư duy, không chịu khó tìm tòi những kiến thức mới. Hơn nữa, tư duy của đồng bào Thái còn chứa đựng yếu tố bảo thủ, tập tục lạc hậu, không mơ ước nhiều về một đời sống hiện đại về vật chất, phong phú về tinh thần. Cuộc sống hiện tại của họ cũng chứa đựng những mơ ước đơn giản, trông chờ vào những thế lực siêu nhiên, bằng lòng với cuộc sống.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn nhằm phát triển kinh tế xã hội cho vùng các dân tộc thiểu số sinh sống; đã triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở

Một phần của tài liệu BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA (Trang 74 -82 )

×