Công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCHT GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 1993- NAY). (Trang 37 - 38)

Chơng 2: thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho đầu t phát triển KCHT giao thông vận tải Việt

2.3.2.Công tác giải phóng mặt bằng

- Với các dự án đầu t xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng là công tác hết sức quan trọng, có mặt bằng dự án mới có thể thi công. Với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã có sự phối hợp chủ động và tích cực giữa chủ đầu t, ban quản lý dự án với chính quyền địa phơng nhng giải phóng mặt bằng chậm vẫn là một bệnh kinh niên và là một nguyên nhân cơ bản làm ảnh hởng tới tiến độ thi công. Chậm trễ công tác giải phóng mặt bằng do một số nguyên nhân chính nh:

- Thiếu quỹ nhà đất cho tái định c (đặc biệt ở các thành phố). Để giải phóng đợc mặt bằng, các chủ đầu t cần phải thực hiện đợc yêu cầu cần phải có nhà tái định c từ phía ngời dân và từ phía địa phơng. Trong khi quỹ nhà đất còn thiếu dẫn đến khó xác định giá bán nhà tái định c và giá đền bù đất. Đây là một sức ép lớn cho các chủ đầu t.

- Công tác điều tra lên phơng án giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, do:

+ Các văn bản pháp lý thiếu tính đồng bộ, khó xác định giá đền bù đất (giá đất Nhà nớc khác nhau cho cùng một khu vực, ngời chủ đầu t đa ra các mức đền bù khác nhau cho cùng một địa bàn…). Ngày 24-4-1998 Chính phủ ra Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP về việc đền bù giải phóng mặt bằng. Trong nghị định này, giá đền bù đất đợc xây dựng trên cơ sở giá đất địa phơng nhân với hệ số k để đảm bảo giá đền bù phù hợp với khả năng sinh lời và giá chuyển nhợng quyền sử dụng đất ở địa phơng. Hệ số k lại đợc xác định căn cứ vào khung giá các loại đất do Chính phủ quy định. Trong khi giá chuyển nhợng quyền sử dụng đất lại chịu sự tác động của thị trờng (có những lúc ổn định, có những lúc lại tăng cực nhanh). Do vậy, việc xác định hệ số k để xác định giá đất đền bù còn nhiêu khó khăn.

+ Thiếu đồng nhất trong các chính sách, phơng án đền bù. Trên cùng một địa phơng, cùng một thời điểm, những dự án có những chính sách, phơng án đền bù khác nhau. Do vậy gây lên tâm lý "rụt rè", chờ đợi điều chỉnh giá trong dân c, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng trong dân c. Cũng có

những trờng hợp tại cùng một địa bàn tiến hành những dự án với các nguồn vốn khác nhau, có chính sách đền bù riêng nên thờng phải giải thích thắc mắc, khiếu kiện của các hộ dân bị ảnh hởng. Điều này cũng làm tiến độ giải phóng mặt bằng chậm lại.

- Việc bố trí vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng chậm. Nguyên nhân do tình trạng thiếu vốn chung. Tuy nhiên một phần cũng là do sự biến động giá đất trên thị trờng. Có những dự án, do giá đất trên thị trờng tăng cao phải nâng giá đền bù lên so với dự kiến, làm phát sinh thêm một lợng vốn lớn cho công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy việc bố trí vốn đối ứng cho giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn.

- Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ơng, chủ dự án và chính quyền địa phơng trong công tác giải phóng mặt bằng cũng gây ra sự chậm trễ trong công tác này. Mặc dù trong những năm gần đây Bộ Giao thông vận tải đã có những cố gắng phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong giải phóng mặt bằng, tuy nhiên sự phối hợp này cha đợc chặt chẽ. Điều này gây lên sự thiếu thống nhất trong chính sách phơng án đền bù.

- Thiếu sự hài hoà về thủ tục với nhà tài trợ về công tác giải phóng mặt bằng. Do công tác giải phóng mặt bâừng của Việt Nam chậm trễ nên một số nhà tài trợ đa yêu cầu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng là điều kiện chấp nhận hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu… Đây cũng là điều kiện khá ngặt nghèo cho các dự án trên địa bàn đông dân c.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCHT GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 1993- NAY). (Trang 37 - 38)