Ở đây chúng tôi theo dõi khí máu động mạch qua 5 thời điểm trong mổ và thấy biến đổi của pH cũng phù hợp với những biến đổi của CO2 trong máu. pH máu hạ tại tất cả các thời điểm sau T0. sau tháo CO2 5 phút, pH còn ở mức thấp khi so sánh với T0 với p<0,05. Trong khoảng thời gian có bơm hơi, sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.19 và biểu đồ 3.8). Như vậy là có hiện tượng toan hô hấp do tăng CO2 xảy ra trong mổ.
Kết quả cho thấy, mặc dù bơm CO2 gây toan hô hấp biểu hiện qua những biến thiên của PaCO2 và pH máu động mạch nhưng những biến đổi của HCO3- (được trình bày ở bảng 3.20) trước, trong và sau bơm hơi là không có ý nghĩa thống kê, từ T0 cho đến T4, với p>0,05. Đồng thời với HCO3-, sự biến thiên của BE qua các thời điểm nghiên cứu hầu như không có ý nghĩa thống kê. Sự biến đổi của BE chỉ thấy rõ tại thời điểm T3 với p<0,05. Tuy nhiên tại thời điểm này số liệu chỉ còn 10 bệnh nhân.
Cardenas và cụ ng sự tiờ n hành gây tăng CO2 thực nghiệm trên cừu lên mức 80 mmHg và chia làm hai nhóm: tăng CO2 không có điều chỉnh pH và tăng CO2 nhưng điều chỉnh pH về bình thường thấy rằng việc cố gắng điều chỉnh pH về 7,3 làm giảm cung lượng tim, giảm tưới máu tạng nhưng nồng độ CO2 trong máu cao ngang nhóm không được điều chỉnh pH. Ở nhóm không được điều chỉnh pH cung lượng tim được duy trì cao hơn giá trị nền, tăng tưới
máu thận, tăng áp lực nội sọ. Tưới máu tạng nếu tính theo phần trăm cung lượng tim không có sự khác biệt giữa hai nhóm [22].
Trong mổ chúng tôi hạn chế dùng Bicarbonat để điều chỉnh khí máu vì có thể làm tăng thêm CO2 máu và như trên đã phân tích, vấn đề chính là toan hô hấp chứ không có bằng chứng cho thấy bơm CO2 trong mổ gây toan chuyển hóa do vậy phải giải quyết thông khí là chính. Ngoài ra việc điều chỉnh nhanh pH ở bệnh nhân sẽ gây toan đảo ngược, mặc dù pH dịch ngoại bào tăng nhưng trong tế bào lại giảm và gây ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào. Bù kiềm bằng dung dịch THAM trong trường hợp tăng CO2 sẽ tốt hơn nhưng thực tế trong nước không có. pH máu ở trẻ sơ sinh bình thường từ 7,25-7,45 (xem phần phụ lục), pH dưới 7,2 được gọi là toan. Tuy nhiên trong mổ chúng tôi cân nhắc giữa pH máu và thay đổi của giá trị BE, lactat máu. Nếu lactat dưới 2 mmol/L và pH trên 7,1 thì điều chỉnh thông khí được đặt ra trước khi bù kiềm.
Trong bảng 3.18 cho thấy mặc dù trong mụ bờ nh nhân có toan hô hấp do tăng CO2 nhưng lactat máu hoàn toàn không tăng và thay đổi theo chiều hướng thấp đi có ỹ nghĩa thống kê với p<0,05 tại tất cả các thời điểm theo dõi. Chỉ số lactat phản ánh không có toan chuyển hóa tế bào và phù hợp với sự biến đổi của BE và HCO3-.
4.8. Kết quả sau mổ:
Các chỉ số vờ huyờ t đụ ng, hô hấp và toan kiềm sau mổ 12 giờ của bệnh nhân được trình bày ở bảng 3.23 và được so sánh với 6 giờ trước mổ. Duy nhất chỉ có biến đổi về nhịp tim là có ỹ nghĩa thống kê với p<0,01. Sự biến đổi của tất cả các chỉ số còn lại là không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với thời điểm 6 giờ trước phẫu thuật (p>0,05). Như vậy những tồn tại của tăng CO2 sau mổ và toan hô hấp sau mổ đã được giải quyết. Nhịp tim tăng sau mổ
có thể do nhiều yếu tố, bệnh nhân tỉnh, đau cũng gây tăng nhịp tim. Việc đưa các tạng thoát vị từ lồng ngực trở lại ổ bụng, trong khi thể tích khoang ổ bụng của trẻ bị TVCHBS nhỏ, do vậy ít nhiều gây giảm tiền gánh và gây tăng nhịp tim. Tuy nhiên nhịp tim tăng nhưng vẫn trong giới hạn sinh lý của trẻ.