6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
3.2.3. Tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị của doanh nghiệp:
Bảng 5 cho ta thấy kết quả hệ số a của CASH mang dấu âm và không có ý nghĩa thống kê. Tuy lượng tiền mặt được tích lũy của các doanh nghiệp Việt Nam có sự gia tăng từ năm 2007 đến năm 2012, nhưng tốc độ gia tăng tài sản quá lớn đã khiến cho tỷ lệ tiền và các khoản tương tiền trên tổng tài sản có biến động không ổn định. Một số doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhưng không có phương án sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó đã khiến cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó thấp đi. Từ đó tác động đến và làm giá trị của doanh nghiệp giảm theo. Thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang trong tình trạng rất khó khăn khi phải vừa lo việc biến động giá đầu vào, vừa lo tìm nguồn đầu ra. Nắm giữ nhiều tiền nhưng ngại đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn đã khiến giá trị của doanh nghiệp dần bị hạ thấp.
Bảng 4. Kết quả hồi quy các mô hình tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo mô hình hiệu ứng cố định (Fixed effect)
Mô hình: ∆ROAt = α + a*∆CASHt-1 + b*YD + c*ID
Các biến độc lập Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn t-Statistic P_value ∆CASHt-1 -0.031291 0.171466 -0.182492 0.8553
Hệ số chặn 0.076157 0.430694 0.176823 0.8597
R2 0.256077 R2 hiệu chỉnh - 0.000587
Số quan sát 500 Durbin-Watson stat 1.745995
Lưu ý: ***,** và * lần lượt là các ký hiệu thể hiện biến có ý nghĩa mức 1%, 5% và 10% Biến giả không được trình bày
Bảng 5. Kết quả hồi quy các mô hình tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị của doanh nghiệp theo mô hình hiệu ứng cố định (Fixed effect)
Mô hình: ∆PBRt = α + a*∆CASHt-1 + b*YD + c*ID
Các biến độc lập Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn t-Statistic P_value
∆CASHt-1 -0.004455 0.027514 -0.161717 0.8715
Hệ số chặn 0.264767*** 0.069110 3.831112 0.0001
R2 0.344035 R2 hiệu chỉnh 0.117719
Số quan sát 500 Durbin-Watson stat 2.266004