6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp:
Bảng 2 cho thấy kết quả của mô hình (1) được áp dụng theo mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (Fixed effect). Trước tiên, kết quả cho ta thấy hệ số a của tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản mang dấu dương như giả định được nêu ở chương III. Hệ số a có ý nghĩa thống kê tại mức α=1%. Trong trường hợp các yếu tố khác cố định, nếu dòng tiền vào doanh nghiệp tăng lên 1% thì tiền mặt tăng lên 0,1075%. Điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 có sự ưu tiên về tích lũy tiền mặt. Cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam lo sợ chi phí tài trợ bên ngoài tốn kém, dẫn đến tích lũy nhiều tiền mặt.
Tiếp theo đó, bảng 2 cho thấy hệ số b của DCR mang dấu dương, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Hệ số d của SPRD mang dấu d đúng với các giả định. Tuy nhiên, nó lại không có ý nghĩa thống kê. Có thể thấy rằng, trong suốt giai đoạn 2007 – 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có hàng loạt các chính sách điều chỉnh mức lãi suất cơ bản. Từ mức 8,25%/năm đầu năm 2007, qua nhiều lần điều chỉnh mức lãi suất cơ bản hiện nay là 9%/năm. Tuy nhiên, đáng nói là đã có lúc lãi suất cơ bản tăng đến 14%/năm, và biến động tăng giảm liên tục. Điều này đã khiến cho lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay của các ngân hàng trong nước thay đổi liên tục. Với những điều kiện trên, các doanh nghiệp phải gánh trên mình một mức chi phí lãi vay không ổn định. Bên cạnh đó, dường như mức tín dụng của các doanh nghiệp có sự gia tăng cho nên lượng nắm giữ tiền mặt tăng không đáng kể.
Trái ngược với giả định được nêu ở chương III , kết quả kiểm định từ bảng 2 cho hệ số e của UC có ý nghĩa thống kê (α=5%) với dấu âm. Mặc dù độ biến động của dòng tiền trên tổng tài sản trong 3 năm là khá lớn (Hình 9), nguy cơ thâm hụt tiền
mặt của doanh nghiệp là khá cao, nhưng lượng tiền mặt mà doanh nghiệp tích lũy trong giai đoạn 2007 – 2012 chưa nhiều so với độ biến động đó. Điều này đã khiến hệ số hồi quy của UC mang dấu âm khi áp dụng mô hình tại Việt Nam. Khi các yếu tố khác không đổi, biến động dòng tiền trong 3 năm của doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì doanh nghiệp sẽ giảm 0,1534 đơn vị tích lũy tiền mặt.
Bảng 2. Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp theo mô hình hiệu ứng cố định (Fixed effect) Mô hình: ∆CASHt = α + a*∆CFt + b*∆DCRt-1 + c*∆SPRDt + e*∆UCt + f*YD Các biến độc lập Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn t-Statistic P_value
∆CFi,t 0.107454*** 0.035178 3.054588 0.0024 ∆DCRi,t-1 0.102123 0.213644 0.478004 0.6329 *∆SPRDi,t 0.006385 0.003958 1.613214 0.1076 *∆UCi,t - 0.153352** 0.064887 -2.363361 0.0186 Hệ số chặn 0.690342*** 0.122749 5.623989 0.00000 R2 0.277261 R2 hiệu chỉnh 0.019982
Số quan sát 500 Durbin-Watson stat 2.124100
Với các kết quả như trên cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam có mối quan tâm trực tiếp đến dòng tiền trong năm. Biến động của dòng tiền mang lại tương quan dương với lượng tiền mặt nắm giữ. Chi phí hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012 có sự gia tăng do ảnh hưởng từ các yếu tố khác của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, giá kim loại quý và các nguyên vật liệu khác. Điều này đã khiến cho doanh nghiệp tích lũy nhiều tiền để có thể đáp ứng các mức chi phí. Tuy nhiên, có thể thấy mức tích lũy này tăng không nhiều. Thậm chí, nếu dòng tiền được tạo ra từ tài sản của doanh nghiệp trong 3 năm tăng lên, thì doanh nghiệp sẽ giảm bớt tiền mặt để tích lũy các loại tài sản khác.
Lưu ý: ***,** và * lần lượt là các ký hiệu thể hiện biến có ý nghĩa mức 1%, 5% và 10% Biến giả không được trình bày
Bảng 3 cho biết mối quan hệ giữa các nhân tố tới việc nắm giữ tiền mặt trong mối quan hệ giả định và kết quả thực nghiệm. Theo giả định, cả bốn nhân tố bao gồm CF, DCR, SPRD và UC đều có tương quan thuận chiều với việc nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình tại Việt Nam, chỉ có CF đúng với giả định. UC đã trái dấu so với giả định về mối quan hệ với việc nắm giữ tiền mặt. Hai nhân tố DCR và SPRD không có ý nghĩa thống kê tại Việt Nam.