KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC NƢỚC

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội (Trang 31)

NƢỚC ASEAN

Các nƣớc ASEAN bƣớc vào con đƣờng phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá với nhiều mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nƣớc. song nhìn chung đều xuất phát từ các nƣớc có nền kinh tế lạc hậu, dân số đông (trừ Singapore), cơ sở kỹ thuật hạ tầng yếu kém, thu nhập quốc dân trên đầu ngƣời thấp. về giáo dục, một bộ phận khá lớn dân cƣ trình độ dân trí thấp, thậm chí mù chữ, đội ngũ lao động tay nghề phần lớn chƣa qua đào tạo.

Trong bối cảnh đó, cùng với chính sách mở về kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ, các nƣớc ASEAN chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao mặt bằng dân chí, đào tạo NNL lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hƣớng mở mang công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo của các nƣớc ASEAN trong các thập kỷ qua có những nét chung cơ bản sau, mà từng nƣớc tuỳ điều kiện cụ thể có thể tham khảo, vận dụng.

1.3.1. Các chính sách đặc trưng về phát triển nguồn nhân lực

- Giáo dục nói chung và phát triển NNL là lĩnh vực ƣu tiên của các quốc gia. Đi vào con đƣờng công nghiệp hoá dù theo mô hình hƣớng nội hay hƣớng ngoại các nƣơc ASEAN nhân thức rõ ƣu thế cơ bản hiện có ở các nƣớc là nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lƣợng lao động đông đảo. trong điều kiện tiến bộ khoa học - công nghệ nhanh chóng thì trình độ học vấn của ngƣời dân và trình độ chuyên môn kỹ thuật đội ngũ lao động trở thành nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công của các chƣơng trình phát triển quốc gia.

- Chính sách ƣu tiên cho giáo dục đƣợc thể chế hoá trong các đạo luật cơ bản (Hiến pháp) của các nƣớc trong khu vực và hệ thống pháp lý nhà nƣớc nhƣ luật giáo dục. Trong quá trình phát triển các mục tiêu phát triển giáo dục đƣợc xem là một trong những mục tiêu phát triển quốc gia với sự đầu tƣ đáng kể của ngân sách nhà nƣớc (từ 2-5% GDP), mở rộng nguồn đầu tƣ cho giáo dục ngoài ngân sách nhà nƣớc, sớm thực hiện phổ cập giáo dục cơ bản và đƣợc thực hiện qua các chƣơng trình phát triển quốc gia trong chính sách phát triển nguồn nhân lực.

- Kết hợp hài hoà văn hoá công nghiệp với các giá trị văn hoá truyền thống. Chính sách phát triển nguồn nhân lực các nƣớc ASEAN hƣớng tới việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc (các Triết lý Phật giáo, Đạo giáo đƣợc đƣa vào nhà trƣờng, ngôn ngữ mẹ đẻ đƣợc bảo tồn…). Đồng thời mạnh dạn tiếp thu các giá trị văn minh phƣơng Tây trong quá trình cải cách, mở cửa nhƣ phổ cập tiếng Anh, tiếp thu công nghệ cùng với nền văn hoá công nghiệp trong cách làm ăn, quản lý, lối sông… chính sự kết hợp hài hoà này tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo trong quá trình phát triển của các nƣớc hội nhập với nền văn minh nhân loại. đồng thời tạo nên những tiềm lực phát triển NNL thích ứng với nhu cầu thị trƣờng lao động quốc tế và trong nƣớc, cho các dự án đầu tƣ nứơc ngoài.

- Coi trọng giáo dục cơ bản để nâng cao trình độ học vấn của NNL. Trên cơ sơ nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong phát triển các nƣớc ASEAN tập chung sự chú ý vào yêu cầu giáo dục cơ bản cho mọi ngƣời không phân biệt đẳng cấp, dân tộc với các chƣơng trình quốc gia xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. nâng cao dân trí và phổ cập giáo dục là một hƣớng chiến lƣợc ƣu tiên trong phát triển giáo dục ở các nƣớc ASEAN. Với quan điểm phát triển giáo dục cho mọi ngƣời(Education For All) trong thập kỷ vừa qua các nƣớc ASEAN đã căn bản hoàn thành phổ cập tiểu học và chuyển sang bƣớc cao hơn là phổ cập trung học nhƣ Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Cho

đên nay hầu hết các nƣớc ASEAN có tỉ lệ ngƣời biết chữ cao (80-90%); trình độ học vấn của đội ngũ lao động, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới và mặt khác, trình độ dân trí xã hội cao là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và tiến bộ xã hội theo hƣớng phát triển bền vững.

- Định hƣớng công bằng giáo dục trong phát triển NNL. Phù hợp với các chính sách phát triển quốc gia thống nhất, bảo đảm sự hoà hợp dân tộc, chính sách phát triển giáo dục và NNL của các nƣớc ASEAN nhấn mạnh sự bảo đảm phát triển và cơ hội giáo dục công bằng cho các dân tộc và các tầng lớp dân cƣ đặc biệt ở khu vƣc nông thôn, miền núi và các dân tộc thiểu số. Kết hợp yêu cầu nâng cao dân trí với phát triển nguồn nhân lực ở các địa phƣơng với nhiều hình thức giáo dục - đào tạo đa dạng đƣợc nhà nứơc quan tâm đầu tƣ với nhiều chƣơng trình phát triển quốc gia dài hạn có mục tiêu.

- Phát triển NNL theo nhu cầu thị trƣờng lao động, việc làm. Hầu hết các nƣớc ASEAN phát triển theo hƣớng kinh tế thị trƣờng và phải đối đầu với thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở cả các vùng nông thôn và thành thị. Do đó, trong chính sách phát triển giáo dục các nƣớc ASEAN chú trọng yêu cầu phát triển giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp; nghề nghiệp hoá nhà trƣờng phổ thông bậc cao trung học, sơ trung bằng các nội dung giáo dục kỹ thuật, giáo dục kỹ năng. Phát triển các trƣơng chình tạo việc làm ở các lĩnh vực phi kết cấu, xuất khẩu lao động…

- Đề cao vai trò của chính phủ với doanh nghiệp trong công tác giáo dục và phát triển nguồn NNL. Trong quá trình phát triển giáo dục và nguồn nhân lực vai trò của chính phủ đƣợc đề cao trong quá trình vạch và thực thi chính sách, xây dựng môi trƣờng pháp lý, tổ chức quản lý hệ thống giáo dục và tăng cƣờng nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Mặt khác, nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, giới chủ quan tâm và đầu tƣ vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng lao động kỹ thuật thông qua các khoá đào tạo, bồi dƣỡng nghề nghiệp tại công ty, cơ sở sản xuất.

1.3.2. Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở các nước ASEAN

Chính sách giáo dục đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực năng động và mở rộng của các nƣớc ASEAN đã đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế ở các nƣớc này. Nếu so sánh giữa hệ thống giáo dục ở toàn bộ khu vực Châu Á với hệ thống ở các nƣơc ASEAN, ta thấy có sự tƣơng đối đồng đều. Nhƣng chính sách sử dụng nguồn NNL giữa Châu Á và các nƣớc ASEAN lại có những điểm khác nhau (xem bảng 1). Điều này đƣợc căn cứ vào chỉ số phát triển con ngƣời (HDI). Theo số liệu của UNDP năm 2001 cho thấy, HDI năm 1999 của Singapore là 0,876 đứng hàng 26 trên thế giới, của Thái Lan là 0,757 đứng hàng thứ 66, của Malaysia là 0,774 đứng hàng thứ 56, của Philippines là 0,749 đứng hàng thứ 70, của Indonesia là 0,677 đứng hàng thứ 102 và của Việt Nam là 0.682 đứng hàng thứ 101 trên thế giới.

Bảng 1.1: So sánh nhân lực của các nƣớc ASEAN

Góc độ xem xét

Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan

Công nhân và tiền công - Nhiều lao động kỹ năng thấp Thiếu nhân lực quản lý Công nhân khá lành nghề song tiền công đang tăng cao Thừa lao động ở mọi trình độ Công nhân có tay nghề cao song tiền công cao Tay nghề khá song thiếu lao động lành nghề Lƣợng kỹ sƣ và kỹ thuật viên Khan hiếm và ngày càng khan hiếm Khan hiếm theo khu vực và địa phƣơng Rất sẵn Vừa đủ cung song cầu đang tăng nhanh Khan hiếm

- Trong ba yếu tố cơ bản tác động đến sự tăng trƣởng kinh tế dài hạn là vốn con ngƣời, vốn vật chất và mức độ mở cửa nền kinh tế, nguồn vốn con ngƣời thực sự có hiệu quả lớn nhất ở Singapore, Thái Lan và Malaysia. Để tạo ra NNL đông đảo có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao, có sức

khoẻ tốt cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ các nƣớc ASEAN đang cố gắng cân đối NNL theo trình độ, giới tính và ngành nghề. Năm 1992, tỷ lệ lao động trong tổng số dân Singapore là 65%, Thái Lan 56%, Malaysia 38%, Philippines 56% và Indonesia là 43%. Trong cơ cấu lao động phân theo ngành: ở Singapore có tới 65% lực lƣợng lao động làm việc trong nganh dịch vụ là 35% trong ngành công nghiệp; ở Malaysia, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ là 74%. Tuy nhiên, ở các nƣớc ASEAN khác, lực lƣợng lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn dân số: 67% ở Thái Lan, 56% ở Indonesia và 45% ở Philippines. Năm 1985, lực lƣợng lao động chỉ qua giáo dục tiểu học chiếm tới 68% trong tổng số lao động ở Indonesia, 58% ở Malaysia, Indonesia và gần 80% ở Thái Lan. Năm 1995, tỷ lệ lao động có giáo dục tiểu học đã giảm xuống còn 54% ở Malaysia, 56% ở Philippines, 56% ở Thái Lan. Lực lƣợng lao động có giáo dục trung học và bậc cao ở các nƣớc ASEAN đang có chiều hƣớng gia tăng, 36% ở Malaysia, 22% ở Indonesia, 44% ở Philippines và 19% ở Thái Lan vào năm 1995.

- Chất lƣợng lao động ở các nƣớc ASEAN tƣơng đối tốt nhờ có hệ thống giáo dục lề nếp, lao động có năng suất và kỷ luật cao. Tỷ trọng lao động trong các nghề chuyên môn kỹ thuật, quản lý, hành chính, thƣ ký và bán hàng chiếm tới 60% trong tổng số việc làm ở Singapore. Tỷ trọng kiến trúc sƣ chiếm 2,4% lực lƣợng lao động ở Malaysia, kế toán chiếm 13,8%, kỹ sƣ 49,8%, bác sĩ 21,4%, luật sƣ 7,8% vào năm 1990. Ở Thái Lan, lực lƣợng lao động trong ngành nghề chế tạo và xây dựng chiếm 10,8%, thƣơng mại và dịch vụ chiếm 20%. Điều đặc biệt là so với các nƣớc láng giềng, Thái Lan có lợi thế hơn về sức lao động rẻ, đặc biệt là lao động nữ (tiền lƣơng của lao động nữ ở Thái Lan bằng 73,5% tiền lƣơng của nam giới, cao nhất trong khu vực, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia là 56,8%, Indonesia là 55,6%, Philippines là 70,9% và Nhật Bản là 43,1% năm 1995).

- Cơ cấu lao động ở các nƣớc ASEAN ngày nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các ngành kinh tế theo hƣớng lao động nông nghiệp

động của Indonesia tăng trung bình 2,7%, tỷ lệ thất nghiệp la 5%/năm; của Malaysia là 3,1% và 3,1% tƣơng ứng. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nƣớc đang thiếu thốn nghiêm trọng về lao động lành nghề. Ở Malaysia hiện có nhu cầu tăng thêm 10.000 kỹ sƣ trong khi chỉ có 5.700 kỹ sƣ ra trƣờng. Ở Thái Lan hàng năm có 6.000 kỹ sƣ tốt nghiệp nhƣng nhu cầu về lao động lành nghề lại tăng gấp bội. Trong 5 năm tới, Thái Lan cần tới 6 triệu lao động lành nghề, trong khi đó 80% lao động hiện nay ở Thái Lan chỉ có trình độ tiểu học.

- Theo số liệu của UNDP, cứ 1.000 ngƣời dân Singapore có 2,2 nhà khoa học và kỹ thuật. Tỷ lệ này ở Malaysia là 0,1; Thái Lan và Indonesia là 0,2; Philippines là 0,1 và Việt Nam 0,3. So với Nhật Bản và Hàn Quốc ( 6,0 ở Nhật Bản và 2,6 ở Hàn Quốc), các nƣớc ASEAN còn đang nằm trong quá trình đuổi bắt công nghệ - kỹ thuật để có thể trở thành những nƣớc có trình độ dân trí cao và sự phát triển kinh tế bền vững vào thiên niên kỷ mới. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 (1995), các nƣớc ASEAN đã bắt đầu ký hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ, nhằm khuyến khích và tăng cƣờng đào tạo, tìm kiếm khả năng thành công hệ thống sáng chế, bảo vệ và nâng cao mức độ sở hữu trí tuệ trong khu vực.

Chiến lƣợc công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm động lực đã góp phần đƣa nền kinh tế các nƣớc ASEAN tăng trƣởng mạnh mẽ, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của NNL. Giáo dục cơ bản đã trang bị cho học sinh các kỹ năng tổng quát mang tính lý thuyết, trong khi giáo dục sau trung học thƣờng thiên về kỹ năng nghề nghiệp. Các nƣớc ASEAN đều có các Quỹ phát triển tài năng do Chính phủ thành lập, nhằm đem lại lợi ích cho ngƣời lao động về việc làm và tiền lƣơng. Ở nhiều nƣớc nhƣ Singapore và Malaysia, ngoài lợi ích trên, ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng học bổng và trợ cấp của Chính phủ. Hình thức hợp tác giáo dục đại học với nƣớc ngoài đã tạo điều kiện hình thành kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật hiện đại hơn cho sinh viên. Nền giáo dục phổ cập và ƣu đãi cũng đem lại lợi ích xã hội và tƣ nhân rất lớn,

bởi nó góp phần tạo nên thể chất, nhân cách, khả năng tƣ duy và năng suất lao động cho ngƣời lao động. Tiền lƣơng và năng suất lao động không ngừng tăng lên, kéo theo thu nhập đầu ngƣời tăng lên. Theo phƣơng pháp tính đồng giá sức mua, GDP đầu ngƣời năm 1997 ở Singapore là 24.610 USD, Malaysia là 9.835 USD, Philippines là 3.020 USD, Thái Lan là 8.165 USD và Indonesia là 4.140 USD, so với 23.440 USD ở Nhật Bản và 12.390 USD ở Hàn Quốc. Thu nhập cao là bằng chứng cho thấy chính nền tảng giáo dục và chất lƣợng giáo dục tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập.

Mặc dù đã thu đƣợc những kết quả tích cực trong sử dụng NNL trong tăng trƣởng kinh tế, các nƣớc ASEAN vẫn gặp phải những vấn đề về chất lƣợng giáo dục và mức độ phát triển nguồn nhân lực. So với các nƣớc khác trong khu vực, Indonesia là nƣớc có trình độ phát triển nguồn nhân lực thấp nhất. Những hạn chế trong quan niệm về giới tính, vị trí địa lý vùng và bất bình đẳng sắc tộc đã giảm bớt cơ hội giáo dục đối với mọi ngƣời. Năm 1994 - 1995, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học ở Indonesia chỉ là 54,4% trung học là 56,2%, Trung học bậc cao là 30,6% trong số trẻ em nhập học ở lứa tuổi tƣơng ứng, mặc dù tỷ lệ nhập học của học sinh các cấp vẫn tăng. Chính sự bất cập trong giáo dục đã góp phần đẩy 50% ngƣời dân Indonesia vào cuộc sống dƣới mức nghèo khổ sau khi khủng hoảng - kinh tế nổ ra ở Châu Á kể từ 02/7/1997. Ở Thái Lan, sự thiếu thốn lao động có tay nghề, việc phụ thuộc vào lao động có kỹ năng ở nƣớc ngoài đã gây nên những khó khăn về cung cầu lao động, dẫn đến những chi phí lớn cho nền kinh tế. Ngay nhƣ ở các nƣớc có trình độ giáo dục cao nhƣ Singapore và Malaysia, nạn thiếu lao động phổ thông buộc các nƣớc phải nhập khẩu lao động từ các nƣớc láng giềng. Năm 1977, ở Singapore đã ban hành chính sách nhập cƣ và khuyến khích sinh viên đang theo học ở nƣớc ngoài về nƣớc. Vấn đề nhập khẩu lao động đã tạo ra những khó khăn xã hội - kinh tế - môi trƣờng nhất định cho các nƣớc chủ nhà. Đặc biệt, vấn đề này trở nên gay gắt trong cuộc khủng hoảng tiền tệ - kinh tế Châu

Á. Tuy nhiên hiện nay chính sách nhập khẩu lao động của các nƣớc ASEAN đem lại hiệu quả đáng kể cho các nƣớc này nó là nguồn thu hút lao động ở hai đầu tạo cho các nƣớc này có NNL để phát triển công nghiệp hoá. Một mặt với chính sách ƣu đãi về thu nhập họ đã thu hút đƣợc số lƣơng lớn lao động kỹ thuật cao của các nƣớc khác đƣợc đào tạo ở nƣớc họ ở lại làm việc cho họ. Đồng thời thu hút đƣợc lƣợng lao đông ở các nƣớc khác có trình độ khoa học

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội (Trang 31)