Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Hà Nội cho công nghiệp hoá,

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội (Trang 44)

2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƢỜNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Hà Nội cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoá, hiện đại hoá

Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã đƣợc thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố nhƣ Hàng Bạc, Hàng Đƣờng, Hang Than... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bƣớc tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991-1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996- 2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành.

Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông-lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội

vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ - kim khí, điện - điện tử, dệt - may - giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống nhƣ gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển. Năm 2007, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu.

Hà Nội là một trong những địa phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nƣớc ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhƣng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh những công ty nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tƣ xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích bằng 3.328,89km², với số dân 6870.200 ngƣời chiếm 8,007% dân số cả nƣớc, Hà Nội có 3,2 triệu ngƣời đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lƣợng nguồn lao động chƣa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ sức hấp dẫn môi trƣờng đầu tƣ của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lƣợng quy hoạch phát triển các ngành kinh

tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chƣa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cƣ, với mật độ dân số đông nhất cả nƣớc là 2064 ngƣời/km². Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế; là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một đỉnh của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội tập trung các đầu mối giao thông quan trọng nối với các tỉnh trong nƣớc va quốc tế, bao gồm hệ thống đƣờng bộ (đƣờng 1, đƣờng 3, đƣờng 4, đƣờng 5, đƣờng 6, đƣờng 32, đƣờng cao ốc Láng - Hoà Lạc), đƣờng sắt (Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Quán Triều), đƣờng sông (Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Đà) và đƣờng hang không (Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay nội địa Gia Lâm). Với hệ thống giao thông vận tải đó giúp cho việc liên hệ thuận tiện với các khu công nghiệp các tỉnh, thành phố, thị xã nhất là ở khu vực phía Bắc. Vị trí địa lý tự nhiên của Hà Nội đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói chung ở Hà Nội phát triển và cho việc phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội nói riêng, đồng thời tạo cho nền sản xuất công nghiệp của Hà Nội gắn với thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là thị trƣờng Đông Á và Đông Nam Á.

Cùng với vị trí địa lý thuận lợi thì các điều kiện tự nhiên của Hà Nội cũng thích hợp cho việc phát triển sản xuất công nghiệp. Hà Nội có khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh có ảnh hƣởng rõ rệt đến việc phát triển ngành công nghiệp dệt - may, da - giày, công nghiệp chế biến. Nguồn nƣớc của Hà Nội tƣơng đối dồi dào có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống với quy mô lớn. Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội khá lớn, trong đó 91% diện tích là đất ngoại thành, đó chính là điều kiện thuận lợi cho tiến trình phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất ra vùng ngoại thành trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)