Ph−ơng pháp đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân

Một phần của tài liệu phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (pra)trong hoạt động nông khuyến lâm (Trang 114 - 119)

D. Sử dụng PRA trong việc đánh giá nhu cầu tín dụng và xây dựng khả năng sử dụng

4. Ph−ơng pháp đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân

4.1. Phơng pháp giảng bài

Giảng bài là một ph−ơng pháp huấn luyện truyền thống. Ph−ơng pháp này ít đ−ợc áp dụng trong đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân. Tuy nhiên, một số chủ đề mới vẫn có thể sử dụng ph−ơng pháp giảng bài, nh−ng không thể chiếm hơn 25% tổng số thời gian của khoá tập huấn. Để nâng cao chất l−ợng đào tạo khi sử dụng ph−ơng pháp giảng bài cần chú ý một số điểm:

- Sử dụng các ph−ơng tiện nghe nhìn (máy đèn chiếu qua đầu, phim đèn chiếu, video...) để thực hiện giảng bài có minh họa.

- Tích cực đặt câu hỏi để tạo thông tin hai chiều.

Ph−ơng pháp này có −u điểm là tiết kiệm thời gian, thích hợp với lớp có nhiều học viên, sử dụng ph−ơng tiện giảng dạy hiện đại, dễ kiểm tra và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên ph−ơng pháp này có nhiều hạn chế: giao tiếp 1 chiều không có phản hồi hoặc t−ơng tác qua lại giữa ng−ời dạy và học, hiệu quả kém, không có kỹ năng thực hành

4.2. Thảo luận nhóm hay làm bài tập theo nhóm

Thảo luận nhóm cho phép nông dân trao đổi ý t−ởng với nhau và với cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Do vậy thảo luận nhóm kích thích suy nghĩ của từng cá nhân nông dân. Thảo luận nhóm còn tạo cho nông dân một cảm giác về trách nhiệm và mong muốn đóng góp... Đây là một ph−ơng pháp huấn luyện hữu hiệu trong công tác đào tạo khuyến nông khuyến lâm.

Sau đây là một số kỹ năng về huấn luyện bằng ph−ơng pháp thảo luận nhóm:

- Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về mỗi cá nhân nông dân tham gia huấn luyện. - Tạo lập một không khí thoải mái từ khi bắt đầu cuộc thảo luận.

- Điều khiển cho mỗi nông dân tự giới thiệu về mình (nếu họ ch−a biết nhiều về nhau) - Trình bày vấn đề thật ngắn gọn và rõ ràng.

- H−ớng cuộc thảo luận tập trung vào chủ đề đã lựa chọn. - Luôn khuyến khích mỗi nông dân đ−a ra quan điểm của mình. - Điều khiển nhóm làm sao trong một thời điểm chỉ có một ng−ời nói. - Luôn đặt các câu hỏi mở cho nông dân khi vấn đề nào còn ch−a rõ.

Sau mỗi cuộc thảo luận phải tổng hợp phản hồi từ phía nông dân về lợi ích của lớp huấn luyện, thành công của lớp huấn luyện.

4.3. Huấn luyện tại hiện trờng

Huấn luyện trên hiện tr−ờng là một hoạt động đào tạo ngay trên địa điểm sản xuất nh−: đồng ruộng, v−ờn −ơm... Đây là đào tạo kỹ năng nên đòi hỏi sự tham gia của nông dân trực tiếp thực hiện các b−ớc công việc cụ thể.

Để đạt kết quả tốt, ng−ời nông dân đã đ−ợc trang bị tr−ớc hoặc đã hiểu biết nhất định về các công việc phải làm.

Kỹ năng huấn luyện hiện tr−ờng đòi hỏi ở cán bộ khuyến nông khuyến lâm là:

- Phải có tay nghề thành thục, hiểu biết rõ về khả năng của từng nông dân và hiện tr−ờng thực hiện.

- Có khả năng giao tiếp và làm mẫu tốt.

- Có khả năng phân tích và tổng kết các vấn đề thực tiễn Các b−ớc tiến hành huấn luyện hiện tr−ờng:

Mỗi chủ đề huấn luyện bao gồm 1 b−ớc công việc riêng biệt hoặc 2 hoặc 3 b−ớc công việc kế tiếp liên tục, ví dụ, kỹ thuật dùng th−ớc chữ A để xác định đ−ờng đồng mức là một b−ớc công việc riêng rẽ hay kỹ thuật đào hố và trồng cây là 2 b−ớc công việc kế tiếp nhau...

- Tổ huấn luyện.

Tổ huấn luyện gồm một số nông dân 5-7 ng−ời (không nên quá đông) để đảm bảo mỗi nông dân đều phải thực hành các công việc, đ−ợc theo dõi và đánh giá kết quả.

- Chuẩn bị hiện tr−ờng, vật t− và công cụ. - Tiến hành huấn luyện.

• Cán bộ khuyến nông khuyến lâm nêu rõ mục đích.

• Cán bộ khuyến nông khuyến lâm giới thiệu các thao tác và làm mẫu.

• Nông dân tiến hành thực hiện.

• Cán bộ khuyến nông khuyến lâm giám sát. - Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm

4.4. Trình diễn kết quả

Trình diễn kết quả là một ph−ơng pháp huấn luyện nhằm:

- Chứng minh và chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của một hoạt động sản xuất nào đó.

- Thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo. Trình diễn kết quả bao gồm các b−ớc sau:

- Xác định mục tiêu.

- Lựa chọn mô hình và địa điểm trình diễn. Ưu tiên lựa chọn các mô hình trình diễn ngay tại cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch trình diễn.

• Kế hoạch phối hợp với nông dân có mô hình.

• Dự toán ngân sách.

• Xác định trách nhiệm và thời gian. - H−ớng dẫn trình diễn kết quả

• Trình bày tổng hợp kết quả của mô hình (có thể ng−ời chủ mô hình trình bày)

• H−ớng dẫn nông dân thăm và xem trên thực địa.

• Đề nghị mỗi nông dân đ−a ra nhận xét và thảo luận.

• Tổng hợp những vấn đề mà nông dân quan tâm về mô hình trình diễn. - Trao đổi kinh nghiệm

Một cuộc trình diễn kết quả đạt kết quả tốt chỉ khi nông dân hiểu, tin và áp dụng những gì mà họ đã học đ−ợc

4.5. Trình diễn phơng pháp

Trình diễn ph−ơng pháp là một ph−ơng pháp đào tạo thực hành nhằm chỉ cho nông dân: làm nh− thế nào? vì vậy, trình diễn ph−ơng pháp là ph−ơng pháp huấn luyện hiện tr−ờng, nông dân phải thực hiện những công việc, thao tác cụ thể. Trình diễn ph−ơng pháp bao gồm các b−ớc sau:

- Xác định mục tiêu. - Lập kế hoạch trình diễn.

- Lựa chọn điểm trình diễn. Phải đảm bảo rằng, điểm trình diễn giống hoặc t−ơng tự nh− điều kiện của nông dân. Tốt nhất, nên lựa chọn địa điểm tại thôn bản của họ.

- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy và ph−ơng tiện. - Thông báo về trình diễn.

- H−ớng dẫn trình diễn.

• Giải thích rõ mục tiêu và tầm quan trọng của trình diễn.

• Cán bộ khuyến nông khuyến lâm làm mẫu, đảm bảo các thao tác đơn giản dễ làm và có kết quả tốt để nông dân muốn làm.

• Mỗi một thao tác hay b−ớc công việc cần phải giải thích thật rõ tại sao phải làm nh− vậy.

• Luôn khuyến khích nông dân đặt câu hỏi, đ−a ra ý kiến bình luận và đề nghị. Luôn thể hiện sự nhiệt tình trong thao tác, để nông dân có thể cảm nhận mong muốn làm. - Học trong khi thực hành.

• Để cho mỗi nông dân thực hành.

• Khuyến khích nông dân h−ớng dẫn cho nhau và giúp nhau đến khi họ làm đ−ợc. - Đánh giá tổng kết và bình luận.

4.6. Hội thảo trên hiện trờng

Hội thảo trên hiện tr−ờng hay còn gọi là hội thảo đầu bờ là một hình thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các vấn đề ngay trên hiện tr−ờng. Đây là hình thức đào tạo mang lại kết quả cả 2 mặt: nâng cao kinh nghiệm cho nông dân và giải quyết các vấn đề cụ thể. Hội thảo trên hiện tr−ờng còn là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa nông dân với nhau trong cộng đồng.

Tiến hành hội thảo trên hiện tr−ờng cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn hiện tr−ờng thảo luận sao cho đại diện chung cả thôn bản.

- Những vấn đề thảo luận đặt ra từ thực tế của đồng ruộng mà nhiều ng−ời trong cộng đồng cùng quan tâm.

- Khuyến khích nông dân đ−a ra những đánh giá và kinh nghiệm của mình. - Phải đ−a ra đ−ợc những kết quả thảo luận cụ thể.

- Giám sát và theo dõi các hoạt động sau thảo luận.

4.7. Đào tạo theo kiểu huấn luyện IPM

Huấn luyện IPM là một ph−ơng pháp huấn luyện cùng tham gia đã và đang áp dụng phổ biến trong trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa. Đào tạo theo kiểu huấn luyện IPM cần đ−ợc phổ biến rộng rãi cho huấn luyện đào tạo các kỹ thuật chăn nuôi, lâm nghiệp và các cây trồng dài ngày.

Ch−ơng 4

MộT Số Kỹ NĂNG CầN Có TRONG QUá TRìNH TIếN HàNH PRA Và TRONG LậP Kế HOạCH

KHUYếN NÔNG KHUYếN LÂM (tham khảo cho các thành viên nhóm công tác PRA )

Một phần của tài liệu phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (pra)trong hoạt động nông khuyến lâm (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)