D. Sử dụng PRA trong việc đánh giá nhu cầu tín dụng và xây dựng khả năng sử dụng
3. Xác định nội dung đào tạo và xây dựng ch−ơng trình đào tạo
3.1. Nội dung đào tạo
Nội dung đào tạo căn cứ vào kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo thể hiện bằng các khoá đào tạo. Kết quả và kinh nghiệm đào tạo ở một số nơi cho thấy :
- Cán bộ quản lý dự án thôn cần các khoá sau: đánh giá nông thôn, lập kế hoạch thôn bản, ph−ơng pháp khuyến nông - lâm, quản lý tín dụng thôn bản...
- Các nhóm nông dân cùng sở thích cần các khoá sau: các chuyên đề kỹ thuật của các nhóm sở thích.
- Các đối t−ợng là nông dân cần các khóa sau:
• Quản lý trang trại: thiết kế trang trại, tổ chức sản xuất HGĐ, hạch toán kinh tế trang trại.
• Bảo vệ đất và n−ớc trong trang trại: các kỹ thuật bảo vệ đất và n−ớc, trồng cỏ trong hệ thống bảo vệ đất, hàng rào xanh, sử dụng th−ớc chữ "A" ...
• Nông lâm kết hợp và canh tác đất dốc: các kỹ thuật canh tác trên đất dốc, trồng xen theo băng, trồng cây theo hàng đồng mức, trồng cây ăn quả, kỹ thuật làm v−ờn VAC...
• Canh tác cây hoa màu: canh tác lúa n−ơng, canh tác cây có củ cho l−ơng thực, canh tác cây có bắp, hạt, trồng cây thức ăn gia súc, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
• Tạo cây con: kỹ thuật v−ờn −ơm, kỹ thuật chiết ghép...
• Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc bảo vệ.
• Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm.
• Kỹ thuật chế biến, bảo quản sản phẩm nông - lâm nghiệp.
3.2. Xây dựng khung ch−ơng trình đào tạo
Mỗi khoá học phải đ−ợc thiết kế khung ch−ơng trình đào tạo và bài giảng hay giáo án. Khung ch−ơng trình đào tạo bao gồm các nội dung sau:
• Tên khoá học
• Mục đích của khoá học: nêu rõ sau khi học xong khoá học nông dân sẽ biết đ−ợc gì về mặt kiến thức và làm đ−ợc gì về mặt thực hành và khả năng áp dụng vào điều kiện cụ thể đến đâu.
• Kế hoạch giảng dạy
Bảng 3.14. Ví dụ về khung ch−ơng trình giảng dạy
Chủ đề Mục tiêu Nội dung chi tiết
Thời gian Ph−ơng pháp và tài liệu Tên chủ đề 1: - - Tên chủ đề 1: - - ...
3.3. Xây dựng bài giảng hay giáo án
Bài giảng hay giáo án là tập tài liệu giảng dạy luôn đ−ợc đổi mới, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Bài giảng đ−ợc soạn thảo theo khung ch−ơng trình giảng dạy.
Có thể một chủ đề bao gồm nhiều bài giảng khác nhau. Mỗi bài giảng bao gồm các phần sau:
• Giới thiệu bài giảng
Lý do, mục tiêu, nội dung chính sẽ thực hiện, thời gian sẽ sử dụng và ph−ơng pháp sẽ thực hiện.
• Nội dung gồm:
Lý thuyết: không v−ợt quá 25% tổng quỹ thời gian và đ−ợc viết các nội dung chi tiết, ứng với mỗi nội dung phải chỉ rõ ph−ơng pháp và thời gian chi tiết.
Thực hành: ít nhất 75% tổng thời gian và mỗi bài thực hành phải xây dựng một tệp kỹ năng. Đây là tài liệu và ph−ơng pháp h−ớng dẫn thực hành tiên tiến nhất nên mỗi cán bộ khuyến nông khuyến lâm cần phải tiếp cận.
• Tài liệu phát tay
Tài liệu này đòi hỏi trình bày nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, nên sử dụng nhiều hình vẽ tranh, ảnh.