Đây là phương pháp chống cổ điển, sét được phân tán trong nước tạo huyền phù loãng (2%), thực hiện chèn tác nhân chống vào giữa các lớp silicate bằng cách thêm từ từ một dung dịch loãng của tác nhân chống đã được chuẩn bị trước vào huyền phù sét (kiểu Ex-situ) (hình 1.9a); hoặc thêm cùng lúc 2 dung dịch loãng của muối kim loại và base đồng thời vào dung dịch loãng của huyền phù sét (kiểu In- situ) (hình 1.9b). Ưu điểm của phương pháp In-situ này là ít tốn thời gian hơn phương pháp Ex-situ vì không có sự chuẩn bị riêng biệt dung dịch chống, tác nhân chống được cho là hình thành trực tiếp trong huyền phù sét. Tuy nhiên, khó thực hiện thành công do phải kiểm soát tốc độ thêm hai dung dịch sao cho giá trị pH cuối cùng không thay đổi nhiều so với việc thêm từng giọt của hai thành phần.
Hình 1.9. Sơđồ mô tả phương pháp chống phân tán loãng [8]
chống liên quan đến sự thủy phân kiểu In-situ của các cation trao đổi trong không gian xen giữa các lớp, theo đó cần phải trao đổi trước khoáng sét cùng với một cation phù hợp nhưng cũng không mang lại một sản phẩm mong muốn.
Một số phương pháp chống cải tiến khác như: Thực hiện quá trình chèn giữa ở nhiệt độ thường, kết hợp đánh siêu âm trong vòng 20 phút cho Ca2+- MMT với chlorhydrol (Al2(OH)5Cl) thu được vật liệu sét chống với cải thiện đặc tính kết cấu và tính ổn định cao hơn (Katdare và cộng sự, 1997, 2000.). Hoặc sử dụng bức xạ vi sóng như một biện pháp đủ nhanh để giảm thời gian chèn giữa các lớp silicate theo yêu cầu của phương pháp truyền thống (Fetter và cộng sự, 1996.).
Nhìn chung phương pháp chống cổ điển cũng như các phương pháp cải tiến khác tốn nhiều thời gian, cần một lớn lượng thể tích chất lỏng và phân tách nhiều lần một lượng rất lớn huyền phù sét bởi ly tâm hoặc lọc. Do đó phương pháp chống phát triển trong phòng thí nghiệm rất khó để mở rộng tới quy mô công nghiệp [8].