TỶ LỆ TỔN THẤT HAO HỤT SAU THU HOẠCH Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất (%)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 33 - 35)

Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất (%) Tổn thất lúc thu hoạch 1,3-1,7 Tổn thất lúc vận chuyển 1,2-1,5 Tổn thất lúc đạp, tuốt 1,4-1,8 Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch 1,9-2,1 Tổn thất lúc bảo quản 3,2-3,9 Tổn thất lúc xay xát 4,0-4,5 Tổng cộng 13,0-16,0

Nguồn: số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê. Trong khâu chế biến gạo, trước đây chúng ta sử dụng dây chuyền Trung Quốc, công suất khoảng 30-180 tấn/ngày. Hiện nay, các dây chuyền này đã cũ, chưa được thay thế cơ bản. Ngoài ra sự thiếu đồng bộ giữa sản xuất, bảo quản và chế biến, tách biệt giữa các khâu trong guồng máy nông nghiệp làm ách tắc khả năng tiêu thụ lúa hàng hoá, luôn là vấn đề xã hội nóng bỏng hết sức nhạy cảm và bức xúc.

Thứ tư: Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa phục vụ xuất khẩu vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương làm tăng chi phí trung gian và gây tình trạng lưu thông chồng chéo, vận chuyển vòng vèo, ép cấp ép giá, tranh mua tranh bán làm mất ổn định thị trường và gây thiệt hại cho cả người sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Hiện nay, cả nước có khoảng 5.000 cơ sở xay xát thì trong đó quốc doanh lương thực có gần 1.000 cơ sở xay xát còn lại 4.000 cơ sở xay xát thuộc khu vực tư nhân.

Thứ năm: Việc điều hành xuất khẩu gạo hiện còn nhiều lúng túng, nhiều lúc không kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc chủ động nguồn hàng và ký kết hợp đồng. Việc phân phối hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng phát sinh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong việc xin quota. Việt Nam chưa định được số lượng xuất khẩu vững chắc để có thể duy trì được giá cả hợp lý mà còn tuỳ theo tình hình sản xuất, thu mua trong nước từng kỳ chưa có sản lượng dự trữ để chủ động kỳ hạn bán ra để tranh thủ theo xu hướng thị trường có lợi, mà thường khi do tập trung thu mua tồn kho nhiều, vội vã dồn nhau chào bán ra ngay khi giá cả thị trường bất lợi. Hơn nữa lượng gạo xuất khẩu Việt

Nam chưa phải là lớn lắm mà số đầu mối kinh doanh quá đông, quá phân tán, nhiều tổ chức không chuyên kinh doanh gạo, hoạt động nhất thời với lượng gạo không lớn, khó có điều kiện điều tra nắm thị trường, hiểu biết bạn hàng kinh doanh, khó tránh khỏi thua thiệt cho bản thân. Nhiều hãng trong nước cùng giao dịch mua bán gạo cho cùng một hãng ở nước ngoài lại thiếu sự phối hợp với nhau và thường tạo nên sự cạnh tranh vô nghĩa giữa các nhà kinh doanh Việt Nam trong quan hệ với các công ty nước ngoài, không có lợi cho lợi ích chung đất nước. Một số đông công ty vẫn còn ngại không muốn chịu sự quản lý hướng dẫn thống nhất của Bộ Thương mại. Chính tất cả những điều đó tự tạo nên thế yếu của gạo Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Trong tình hình sự cạnh tranh trên thị trường thế giới đang tăng dần, làm cho gạo Việt Nam xuất thua xa giá gạo cùng loại của những nước khác.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 33 - 35)