GIÁ GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CUỐI 1996 ĐẦU

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 27 - 31)

THẾ GIỚI CUỐI 1996 ĐẦU 1997

Đơn vị: giá FOB tính bằng USD

Loại gạo Giá XK của Việt Nam Giá XK của Thái Lan

5% tấm 270-280 330-343

10% tấm 260-265 318-320

15% tấm 250-255 300-310

25% tấm 236-240 272-282

35% tấm 232-236 261-268

Nguồn: Báo Ngoại thương số 3 - 1997

Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 năm (1995-1998) là 269 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước đó (1989-1994). Chênh lệch giá gạo giữa Việt Nam và Thái Lan đã giảm đáng kể từ 40-55 USD/tấn những năm 1995- 1998. Năm 1998, do đồng Baht Thái Lan mất giá nên giá gạo Việt Nam đã tiếp cận được với giá gạo Thái Lan tuỳ từng loại và tuỳ thời điểm. Tại thời điểm tháng 4 năm 1998 giá gạo Việt Nam loại 5% tấm là 310-315 USD/tấn, loại 25% tấm là 265-270 USD/tấn so với giá 310-320 USD/tấn và 265-275 USD/tấn đối với hai loại gạo tướng ứng của Thái Lan. Những ngày cuối tháng 4 năm 1999 các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đã quyết định hạ giá các loại gạo phẩm thấp để cạnh tranh với gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo 25% tấm của Thái Lan chào bán với giá 190-200 USD/tấn. Trong khi đó các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam không chịu

bán loại gạo này thấp hơn 200 USD/tấn FOB cảng Việt Nam. Mặc dù vậy, nhu cầu mua gạo của Việt Nam vẫn khá mạnh, hiện nay ở cảng thành phố Hồ Chí Minh luôn có 25-28 tàu chờ ăn hàng.

Gần 3 tháng qua giá gạo trên thị trường Châu Á đã giảm khá mạnh. Tại Thái Lan, giá bán gạo 100% B đã giảm từ 265 USD/tấn FOB (đầu tháng 8 năm 1999) xuống 240 USD/tấn, FOB (cuối 8-1999) giảm 25 USD/tấn (9,4%). Mức giá thấp này được duy trì trong suốt ba tuần đầu tháng 9-1999. Giá gạo 25% tấm của Thái Lan cũng giảm mạnh, từ 225 USD/tấn FOB (ngày 2-8-1999) xuống 203-206 USD/tấn, FOB (những ngày 9-17/9/99), giảm 20-22 USD/tấn (9-10%). Tại Việt Nam, giá chào bán gạo các loại cũng giảm nhanh. Gạo 5% tấm giảm 10-12 USD/tấn, từ mức phổ biến 230-231 USD/tấn, FOB (tháng 8-1999) xuống 224-226 USD/tấn, FOB (tuần đầu 9-1999), rồi xuống 218-220 USD/tấn, FOB (những ngày 13-17/9/1999); gạo 25% tấm, giảm 16 USD/tấn ngày 17-8 còn 196 USD/tấn, FOB.

Tại Pakistan, suốt 3 tháng (6-8/199), mặc dù nhu cầu thấp nhưng do nguồn cung hạn chế, giá chào bán gạo 25% tấm của nước này luôn duy trì ở mức cao 230- 235 USD/tấn, FOB. Nhưng từ đầu tháng 9-1999, cùng việc bắt đầu thu hoạch vụ lúa mới, giá chào bán gạo 25% tấm đã giảm mạnh, còn 210 USD/tấn, FOB.

Theo Bangkok Post, nguồn cung gạo đang tăng lên đáng kể ở cả những nước xuất khẩu và nhập khẩu chính.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, ước tính sản lượng thóc vụ chính từ tháng 5 đến tháng 10-1999 tăng hơn 9% (1,6 triệu tấn) so vụ trước, đạt 18,98 triệu tấn, khả năng sản xuất vụ 2 của Thái Lan tuy không tăng nhưng có thể đạt mức cao của vụ trước là 5,2-5,5 triệu tấn thóc. Đồng Baht giảm giá, suốt tháng 9 và tháng 10-1999 duy trì ở mức thấp 39,8-40,2 Baht/USD giảm thêm 5,2% so với 37,50 Baht/USD đầu tháng 8-1999, càng khuyến khích nguồn cung gạo cho xuất khẩu của Thái Lan tăng.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, năm 1999 được mùa lúa ở cả hai miền Nam Bắc. Đặc biệt sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung ứng chủ yếu nguồn gạo cho xuất khẩu của Việt Nam, năm 1999 sản lượng thóc dự kiến sẽ đạt tới 16,3 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so năm 1998. Sản lượng gạo cao đã đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam đến 10 tháng 11 năm 1999 đạt 4,089 triệu tấn. Dự kiến cả năm 1999 xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt tới 4,4-4,5 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 1,1 tỷ VNĐ tăng 0,55-0,65 triệu tấn so năm 1998.

Tại Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới, đầu tháng 9-1999 bắt đầu bước vào thu hoạch vụ lúa chính. Đầu tháng 10 năm 1999 gạo vụ mới bắt đầu được bán mạnh ra thị trường, nguồn cung gạo của Pakistan cho xuất khẩu lên tới 200.000 - 250.000 tấn/tháng, tăng gấp 2-3 lần so với 70.000-80.000 tấn/tháng 3

tháng trước đó. Dự kiến hai tháng cuối năm 1999 xuất khẩu gạo của Pakistan sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao 250.000 tấn/tháng.

Còn tại Ấn Độ nước xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới, nguồn cung gạo cho xuất khẩu cũng đang tăng lên cùng vụ thu hoạch lúa mới bắt đầu vào tháng 10- 1999. Trong khi đó những nước xuất khẩu lớn như Indonexia và Philipine, sản lượng và dự trữ gạo cũng đang có xu hướng tăng lên. Theo cơ quan hậu cần quốc gia Indonexia (BULOG), cho đến giữa tháng 9-1999, tồn kho gạo ở Indonexia đã tăng cao, lên khoảng 4,0-4,1 triệu tấn. Chính phủ Indonexia quyết tâm thực hiện chương trình tự túc gạo vào năm 2001. Để thực hiện chương trình này, Chính phủ Indonexia đang có kế hoạch sẽ đánh thuế nhập khẩu gạo 30-50% nhằm hỗ trợ giá thóc gạo nội địa, khuyến khích nông dân tăng sản lượng, với kế hoạch đánh thuế nhập khẩu gạo Chính phủ Indonexia hy vọng sẽ đưa giá gạo nhập khẩu và giá gạo trong nước ngang bằng. Đây là nhân tố quan trọng hạn chế gạo nhập khẩu và khuyến khích tăng nguồn cung thóc gạo nội địa. Ngoài ra, đồng Rupiah của Indonexia tháng 9 và hai tuần đầu tháng 10-1999 đã giảm mạnh và giữ ở mức thấp 7.900-8.500 Rupiah/USD càng làm nhập khẩu của nước này gần như ngừng trệ.

Theo Bộ nông nghiệp Philippin, sản lượng thóc của Philippin quý 3/1999 ước đạt 7,56 triệu tấn, tăng tới 55,5% so với 4,86 triệu tấn cùng kỳ 1998. Dự kiến quý 4/1999, sản lượng thóc của nước này sẽ tiếp tục đạt cao 6-6,5 triệu tấn. Sản lượng ngô của Philippin 9 tháng đầu năm 1999 ước tăng 29% so cùng kỳ 1998, lên 3,688 triệu tấn. Sản lượng lương thực tăng cao làm Philippine sẽ không phải nhập khẩu gạo trong quý 4/1999 và hai tháng đầu năm 2000.

Có nghĩa là các nhà nhập khẩu gạo của Indonexia và Philippine (hai khách hàng nhập khẩu gạo lớn, có tác động lớn đến thị trường gạo thế giới) thì năm nay hầu như tạm ngừng tham gia thị trường.

Việc Indonexia, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vắng bóng trên thị trường đã làm nhu cầu gạo giảm sút. Trong khu nguồn cung gạo ở các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan tăng mạnh. Cung tăng mạnh, cầu thấp. Cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới sẽ quyết liệt hơn.

Việc Indonexia ngưng nhập khẩu gạo đã làm lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh (vì Indonexia là nước nhập khẩu 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam phải cạnh tranh rất quyết liệt để dành được thị trường xuất khẩu.

Trong bối cảnh như trên, các nước xuất khẩu gạo đã giảm giá bán để đẩy mạnh việc tiêu thụ. Điều này đã lý giải vì sao trong mấy tháng gần đây khoảng chênh lệch và giá xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam ngày càng hẹp lại, và cho đến nay chỉ còn chênh lệch 3-7 USD/tấn. Thực tế này tuy có làm cho tình hình

xuất khẩu gạo của ta có khó khăn hơn, cạnh tranh gay gắt hơn; nhưng nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và sự cố gắng tích cực của các doanh nghiệp đầu mối nên trong 9 tháng vừa qua, mặc dù thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn chúng ta vẫn đạt sản lượng xuất khẩu 3,823 triệu tấn gạo, tăng gần 22% so cùng kỳ năm 1998; trong khi đó hầu hết các nước xuất khẩu chủ yếu như Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan,... đều giảm so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân 9 tháng qua chỉ đạt 223 USD/tấn, so với giá bình quân 9 tháng đầu năm 1998 là 265 USD/tấn, giảm tới 42 USD/tấn, do vậy kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 3% so cùng kỳ năm 1998.

Theo số liệu của ngành lương thực, từ đầu trung tuần tháng 10 đến nay, một số đồng tiền trong khu vực, như đồng Baht (Thái Lan), đồng Rupiah (Indonexia) cũng vững lên chút ít, hỗ trợ cho thị trường gạo, theo đó giá xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng xấp xỉ 1 USD/tấn và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 2-3 USD/tấn. Song nhìn chung vẫn ở mức thấp: gạo 25% tấm 177-180 USD/tấn và gạo 5% tấm 196-200 USD/tấm.

Dự báo một cách tổng quát, các nhà phân tích thị trường cho rằng thị trường gạo thế giới tiếp tục tình trạng trì trệ, trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng gia tăng, đáng chú ý là sự xuất hiện cạnh tranh với giá gạo tẻ Pakistan (gạo 25% tấm chỉ chào bán có 175 USD/tấn), trong khi đó nhu cầu tiếp tục tình trạng suy yếu. Trước bối cảnh đó các nước xuất khẩu đã có giải pháp cho riêng mình để tăng khả năng cạnh tranh. Ngày 4/10/1999 Srilanka tổ chức đấu thầu nhập khẩu 30.000 tấn gạo 25% tấm và dự kiến ngày 8/10 Bangladesh cũng sẽ đấu thầu nhập khẩu 50.000 tấn gạo. Trong bối cảnh nguồn cung quá dư thừa, để có thể thắng thầu cung cấp gạo cho các khách hàng truyền thống của mình, Pakistan đã chọn biện pháp giảm mạnh giá gạo để tăng cạnh tranh. Giá gạo 25% tấm của Pakistan hiện đang được đánh giá là thấp nhất khu vực Châu Á.

Theo Bộ thương mại Thái Lan 10 tháng đầu năm 1999, xuất khẩu gạo của Thái Lan đã đạt 5,84 triệu tấn tăng 2,45% so cùng kỳ 1998. Tuy nhiên do giá xuất khẩu giảm cùng sự giảm sút của giá thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan 10 tháng năm 1999 tính theo USD chỉ đạt 1,5 USD, giảm 11% so 1,69 tỷ USD cùng kỳ 1998. Còn tính theo đồng Baht thì kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan thời kỳ này chỉ đạt 56,78 tỷ Baht, giảm tới 21% so 71,77 tỷ Baht cùng kỳ 1998. Ước tính tháng 11/1999 xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt khoảng 250.000 tấn, khả năng tháng 12/1999, xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ đạt 200.000 tấn giảm hơn 48% so tháng 12/1998 do nhu cầu thị trường trì trệ. Tuy nhiên về tổng thể năm 1999 xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tiếp tục đạt mức cao khoảng 6,3 triệu tấn tăng 400.000 tấn

100.000 tấn. Để hỗ trợ giá thóc nội địa không xuống quá thấp khi thu hoạch rộ, Chính phủ Thái Lan vừa công bố kế hoạch chi 7 tỷ Baht để mua vào 500.000 tấn gạo. Vừa qua Thái Lan đã ký được hợp đồng cấp Chính phủ bán 300.000 tấn gạo chủ yếu loại 100% B và A cho Iran, 200.000 tấn gạo chủ yếu loại 25% tấm cho Indonexia. Bộ Ngoại thương Thái Lan đang cố gắng đàm phán kỳ hợp đồng cấp Chính phủ bán gạo cho Ảrậpxeút, Irắc. Ngoài ra, Thái Lan đang xúc tiến ký kết hợp đồng bán gạo phẩm cấp cao cho các nước nhập khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản và bán gạo phẩm cấp thấp, tấm cho khu vực Châu Phi, Trung Mỹ.

Để đối phó với tình hình trên và hỗ trợ cho thị trường lúa gạo, giữ cho giá lúa không tiếp tục xuống thấp bất lợi cho nông dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp về tài chính, tiền tệ, giá cả,... để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu gạo. Mới đây, tại văn bản số 1039/CP-KTTH ngày 30/9/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định điều hành xuất khẩu gạo trong quý IV/1999, trong đó cho phép các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc qua nước thứ 3 vào một số thị trường tập trung như Irax, Indonexia, Malaysia, Philippine,... ngoài số lượng gạo đã được đăng ký hợp đồng theo thoả thuận của Chính phủ tại các thị trường này, giao Bộ thương mại xúc tiến việc thoả thuận với Chính phủ một số nước có nhu cầu mua gạo trả chậm của Việt Nam, trước mắt thoả thuận bán 300.000 tấn gạo trả chậm sau một năm, nhưng các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm vay vốn, thoả thuận giá cả và thu hồi vốn. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ 100% lãi suất vay Ngân hàng trong thời gian tạm trữ xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong quý IV/1999 (Bộ Thương mại đã phân bổ chỉ tiêu tạm trữ 400.000 tấn gạo cho 2 tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam, công ty Gedosica, TP. Hồ Chí Minh và 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Theo ước tính của các cơ quan chức năng, lượng gạo tồn kho và nằm trong dân còn khoảng 1 triệu tấn, dự kiến trong quý IV này có khả năng xuất khẩu 500.000 tấn còn 500.000 tấn gối đầu cho năm 2000. Nếu thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ và đảm bảo tốt chỉ tiêu tạm giữ, hoàn toàn có khả năng cho phép giữ được ổn định giá cả thị trường lúa gạo như mức hiện nay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 27 - 31)