5. Kết cấu của đề tài
3.1. Tổng quan về ngành du lịch Khánh Hoà
3.1.1. Tổ chức bộ máy
Sở Du lịch-Thương mại Khánh Hòa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Du lịch và Sở Thương mại, theo Quyết định số 5921/2000/QÐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Sở Du lịch-Thương mại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh, trên cơ sở các chương trình kinh tế lớn của Tỉnh, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, các năm qua, Sở đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch địa phương phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và nông nghiệp.
Biên chế Sở hiện có 21 cán bộ công chức. Bộ máy gồm các phòng Quản lý Du lịch - Thương mại, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức hành chính, Thanh tra sở, Công đoàn ngành.
Trực thuộc Sở còn có Chi cục Quản lý thị trường, Trung tâm Xúc tiến Du lịch - Thương mại và 4 doanh nghiệp được Tỉnh ủy quyền quản lý.
3.1.2. Cơ sở hạ tầng du lịch
TP. Nha Trang là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, đã được Tổng cục Du lịch xác định là một trong 10 trung tâm du lịch của cả nước. 5 năm qua (2001 - 2005), ngành Du lịch đã tập trung khai thác triệt để các lợi thế để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của thành phố.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch được chú trọng thực hiện đã đem lại nhiều hiệu quả và giúp khai thác tốt các tài nguyên phục vụ du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng tăng lên đáng kể và thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các khu du lịch đã làm cho du lịch thành phố tăng trưởng nhanh, bước đầu phát huy được vai trò trung tâm du lịch của miền Trung.
Hiện nay, nhiều dự án đầu tư tương đối lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đang được triển khai xây dựng. Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Nha Trang đã được quan tâm.
Nhiều chương trình lễ hội được tổ chức kết hợp với các ngày lễ lớn trong năm đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa và thu hút nhiều khách du lịch đến Nha Trang. Công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường (ANTT-VSMT) phục vụ cho hoạt động du lịch chuyển biến đáng kể. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành tích cực hơn đã giúp tình hình ANTT-VSMT ở các khu du lịch có nhiều tiến bộ và tốt hơn. Ban Chỉ đạo chương trình du lịch và các ngành của thành phố đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh thực hiện khá tốt các quy chế như: Quản lý hoạt động thể thao trên biển, đón khách du lịch bằng tàu biển, quy định về quản lý thuế… nhằm từng bước lập lại trật tự môi trường kinh doanh du lịch ngày một tốt hơn, lịch sự và văn minh hơn. Có thể nói, qua 5 năm thực hiện, Chương trình phát triển du lịch - thương mại (DL-TM) Nha Trang giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá là chương trình đạt nhiều hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế cho thành phố, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch… cho nhân dân. Các chỉ tiêu về du lịch tăng trưởng bình quân chung hàng năm từ 10 - 15%. Trên địa bàn thành phố có 296 cơ sở kinh doanh lưu trú với 6.136 phòng, thu hút 2.932.630 lượt khách đến Nha Trang, doanh thu 1.539 tỷ đồng từ dịch vụ du lịch.
Căn cứ Chương trình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Nha Trang lần thứ 14, thành phố đã đề ra Chương trình phát triển DL-TM giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế DL-TM, bảo đảm tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường sinh thái. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia phát triển kinh tế DL- TM.
Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng phục vụ du khách qua các năm 2004 – 2006 So sánh năm 2005/2004 So sánh năm 2006/2004 So sánh năm 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 +/- % +/- % +/- % Cơ sở lưu trú 237 301 349 64 27 112 47,16 48 15,95 Số phòng 6.030 6.714 8.279 684 11,34 2.249 37,30 1.565 23,31
(Nguồn: Sở du lịch và thương mại Khánh Hoà)
Nhận xét: Qua bảng 3.1 ta thấy được rằng số lượng các cơ sở lưu trú và số phòng khách sạn ngày càng tăng lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, du khách có thể chọn lựa các cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện của mình. Năm 2005 tăng 64 cơ sở lưu trú so với năm 2004 tương đương với tăng 27.00%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 48 cơ sở lưu trú tương ứng với tăng 15,95%.Năm 2005 có số phòng tăng lên 684 phòng so với năm 2004 tương ứng với tăng 11,34%, năm 2006 tăng 1565 phòng so với năm 2005 tương ứng với tăng lên 23,31%.
Tuy nhiên, để ngành Du lịch thành phố phát triển và đóng góp vào sự phát triển KT-XH, những mục tiêu cần đạt được là phấn đấu đến năm 2010, ngành dịch vụ DL- TM chiếm tỷ trọng 50% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Tốc độ phát triển du lịch tăng bình quân hàng năm từ 15 - 20%. Lượt khách lưu trú đến 2010 đạt từ 1,2 - 1,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt từ 400 - 500 ngàn lượt. Doanh thu từ du lịch đến năm 2010 đạt từ 1.000 - 1.100 tỷ đồng, tổng số phòng đạt 8.500 phòng, giải quyết thêm trên 3.500 lao động. Phát triển du lịch gắn với công tác giữ gìn ANTT- VSMT, bảo tồn các di sản thiên nhiên và các giá trị văn hóa dân tộc. Phát huy và khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng hợp tác trong và ngoài nước nhằm huy động các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu trung tâm của thành phố, đẩy mạnh hoạt động DL-TM ở vùng nông thôn, hải đảo. Hướng các loại hình kinh doanh du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giải trí của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để những mục tiêu này trở thành hiện thực, giai đoạn 2006 - 2010, TP. Nha Trang sẽ phối hợp với các ngành của tỉnh và Trung ương tập trung hoàn thành các dự án đầu tư chuyển tiếp và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, các điểm du lịch… nhất là phát triển các dự án xây dựng khu thương mại - du lịch tổng hợp, các làng du lịch mang sắc thái dân tộc nhằm khai thác tốt giá trị văn hóa, nhân văn và truyền thống của địa phương. Tập trung đầu tư nâng cấp các khu du lịch đảo phía Nam Nha Trang, hình thành các tổ hợp sinh thái gồm: Du lịch sinh thái Phú Quý (phường Vĩnh Nguyên), khu du lịch sinh thái Đồng Bò, các làng du lịch, khu nghỉ mát, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hiện đại hóa các khu du lịch biển hiện có như: Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Hòn Tre, Khu Bảo tồn biển Hòn Mun… 450 tỷ đồng là số vốn đầu tư được công bố của khu du lịch Hòn Ngọc Việt. Nằm trên đảo Hòn Tre, đi vào hoạt động từ tháng 12//2003, với 500 phòng nghỉ, 3 khu biệt thự độc lập cùng hồ bơi 5.700m2, Hòn Ngọc Việt tự tin "là khu du lịch, nghỉ mát 5 sao lớn nhất Việt Nam". Ngoài ra, đầu tư một số dự án cơ sở hạ tầng du lịch như: chuyển đổi cảng Nha Trang thành cảng du lịch; xây dựng mới 2 cảng thuyền buồm du lịch cao cấp tại khu vực Cầu Đá và xã Phước Đồng; nâng cấp mở rộng bến tàu du lịch Vĩnh Nguyên và bến tàu du lịch Cát Lợi (xã Vĩnh Lương); nâng cấp các cơ sở khách sạn hiện có; ưu tiên phát triển các dự án xây dựng khách sạn cao cấp trên trục đường Trần Phú và các loại hình lưu trú nhà thấp tầng mang hình thái làng chài ven biển.
Bảng 3.2: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Khánh Hoà
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2005
(*)
2010 2015 2020
1. Tổng giá trị gia tăng GDP Tỷ đồng
VN 7.505,00 13.226,00 23.834,00 43.913,00
của tỉnh (1). Triệu
USD 682,27 1.202,36 2.166,77 3.992,09
2. Nhịp độ tăng trưởng GDP
của tỉnh (1). %/năm 11,0 12,0 12,5 13,0
3. Tổng giá trị gia tăng GDP Tỷ đồng
VN 1.402,8 5.753,3 11.202,0 20.639,1 các ngành dịch vụ (PA2) (1) Triệu USD 3.075,00 523,0 1.018,4 1.876,3 4. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của tỉnh (1) % 40,95% 43,5% 47,0% 47,0% 5. Nhịp độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ của tỉnh (1). %/năm 10,2 16,0 14,0 13,7
6. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Khánh Hoà:
- Phương án 1 Tỷ đồng 499,400 1.082,037 2.219,470 4.497,746 - Phương án 2 Tỷ đồng 499,400 1.202,267 2.369,224 5.061,980 - Phương án 3 Tỷ đồng 499,400 1.341,725 2.733,962 6.129,178 7. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch: - Phương án 1 %/năm 16,72 15,45 15,17 - Phương án 2 %/năm 19,21 16,39 15,54
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 (*) 2010 2015 2020 - Phương án 3 %/năm 21,85 17,52 15,72 8. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP toàn tỉnh: - Phương án 1 % 6,65% 8,18% 9,31% 10,24% - Phương án 2 % 6,65% 9,09% 9,94% 11,53% - Phương án 3 % 6,65% 10,14% 11,47% 13,96% 9. Hệ số ICOR toàn tỉnh (1). - - 4,0 4,0 4,0 10. Hệ số ICOR cho du lịch. - - 4,0 3,5 3,5
11. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch (Giá 2006, lấy tròn số):
- Phương án 1 Tỷ đồng - 3.400 5.800 11.600
- Phương án 2 Tỷ đồng - 4.500 8.500 10.100
- Phương án 3 Tỷ đồng - 5.000 7.000 17.300 (Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Khánh Hòa đến 2020) ( Theo giá
1994: 1USD=11.000đ)
Bảng 3.3: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hoà đến năm 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Phương án
Số TT Nguồn vốn
I II
(chọn) III
1 Vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách (25%) 5.200,0 5.775,0 7.325,0 2 Vốn đầu tư của các DN du lịch trong tỉnh (10%) 2.080,0 2.310,0 2.930,0 3 Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế (30%) 6.240,0 6.930,0 8.790,0
Phương án
Số TT Nguồn vốn
I II
(chọn) III
4 Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA... 25%) 5.200,0 5.775,0 7.325,0 5 Các nguồn khác (10%) 2.080,0 2.310,0 2.930,0
Tổng cộng (100%) 20.800,0 23.100,0 29.300,0
( Nguồn: Viện NCPT Du lịch.)
Từ bảng 3.3 ta thấy nguồn vốn đầu tư cho du lịch Khánh Hòa chiếm một tỷ lệ lớn. Những điều này đã được đưa ra trong quy hoạch phát triển của du lịch Khánh Hòa.
3.1.3. Tình hình lao động trong ngành du lịch
Nha Trang được du khách cả nước và quốc tế biết đến vì các bãi biển và cảnh đẹp. Ngành du lịch Nha Trang tiếp tục lớn mạnh với tốc độ tăng trưởng từ 10 – 16% và giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 người.
Hiện nay lực lượng lao động trong ngành du lịch Nha Trang còn chưa được đào tạo một cách chuyên nghiêp, số lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch chưa biết hay nói tiếng anh còn chưa thông thạo, trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Việc đào tạo nguồn nhân lực cho DL KH trong thời gian đến cũng đã được Chương trình phát triển DL giai đoạn 2006 - 2010 đặt ra, với mục tiêu toàn ngành sẽ thu hút thêm 5.400 lao động. Và trước tình hình này, các nhà quản lý cần có kế hoạch xây dựng mới liên kết, phối hợp chặt chẽ trong việc đào tạo, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL, tạo ra sức cạnh tranh bằng chính đội ngũ lao động, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cuộc cạnh tranh gay gắt sắp tới.
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Khánh Hoà
Đơn vị: Người
Phương án Loại lao động 2005 (*) 2010 2015 2020 Phương án 1 Lao động trực tiếp trong du lịch 10.730 18.450 33.360
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 19.310 36.940 66.730
Tổng cộng: 5.300 29.040 55.390 100.090
Lao động trực tiếp trong du lịch 13.500 20.000 38.000
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 19.900 40.000 75.000 Phương án 2
Tổng cộng: 5.300 33.400 60.000 113.000
Lao động trực tiếp trong du lịch 13.450 23.200 45.550
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 24.220 46.410 91.110 Phương án 3
Tổng cộng: 5.300 37.670 69.610 136.660
(Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.)
Nguồn lao động trong ngành du lịch càng ngày càng tham gia nhiều hơn, như vậy sẽ giải quyết một lượng công ăn việc làm khá lớn cho Nha Trang.
3.1.4. Các loại hình du lich.
Với trên 250 ngày biển lặng trong năm, Nha Trang thích hợp cho những hoạt động du lịch biển hấp dẫn và thú vị. Nha Trang phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi hình thức du lịch và an dưỡng. Tuy nhiên, Nha Trang đẹp và hấp dẫn không chỉ bởi thiên nhiên mà còn bởi con người nơi đây đã biết trân trọng những giá trị mà thiên nhiên ban tặng để khai thác, bảo tồn và phát triển.
Hình ảnh 2: Biển Nha Trang
Đến với Nha Trang, du khách sẽ có cơ hội được bơi lội, lặn ngụp thoả thích trong làn nước mát, trong vắt của biển Nha Trang. Nếu là người thích khám phá và có điều kiện kinh tế, du khách có thể tham gia các chuyến lặn để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển nơi đây với các dải san hô, các loài cá nước mặn đẹp mắt cùng cuộc sống tự nhiên thú vị của các sinh vật biển khác. Ở Nha Trang có khoảng 25 điểm lặn gồm cả nông và sâu với tầm nhìn trung bình khoảng 15m nhưng cũng có thể lên tới 30m (phụ thuộc vào mùa).
Ngoài ra, cũng có thể khám phá vẻ đẹp tự nhiên của biển Nha Trang trên tàu có đáy bằng kính. Thêm vào đó còn có các trò chơi cảm giác mạnh như dù bay, lái canô, xe máy nước, lái thuyền buồm… Các loại hình dịch vụ này đều rất dễ tìm thấy ở Nha Trang song chúng còn khá mới mẻ.
Với những người mong muốn tìm hiểu biển Nha Trang mà không có điều kiện lặn hoặc đi tàu đáy bằng kính, có thể đến tham quan Bảo tàng Hải dương học Việt Nam hoặc khu du lịch Trí Nguyên nằm trên đảo Hòn Miễu. Ở cả hai địa điểm này bạn đều có thể ngắm nhìn các sinh vật biển nhiều màu sắc sặc sỡ, duyên dáng nhưng ở mỗi nơi bạn sẽ cảm nhận được phong cách riêng.
Đến với Bảo tàng Hải dương học Việt Nam, du khách được ngắm nhìn các loại cá, sinh vật biển đa dạng, phong phú và lạ mắt như cá Mặt quỷ, cá Tiên mao, cá Nàng đào, cá Picasso (loại cá này rất đặc biệt, chúng có bộ da như những bức tranh lập thể, trừu tượng như những tác phẩm của Picasso), cá Nóc với nhiều loại khác nhau, cá Mú,
cá Mập,… Hải quỳ, Thuỷ tức, Cầu gai, Sao biển, các loại San hô, Rắn biển, Vích… ngoài ra còn được tham quan những bộ sưu tập tiêu bản các loài sinh vật biển, tìm hiểu về các phương tiện thăm dò đại dương, đánh bắt thuỷ hải sản và đặc biệt là được tận mắt trông thấy bộ xương to lớn của Cá voi lưng gù - tiêu bản của những con Bò biển