5. Kết cấu của đề tài
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km2, dân số 400.000 người (2006). Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
Hình 1: Bản đồ hành chính của Nha Trang – Khánh Hòa
Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002), và 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng. Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, khu dân cư Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, khu Nam Hòn Khô…
2.1.2. Thời tiết, khí hậu
Khí hậu: Vịnh Nha Trang có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tám và mùa mưa kéo dài từ tháng Chín đến tháng Mười Hai. Lượng mưa hang năm dao động từ 1.139 đến 2.400mm. Tổng số giờ nắng ở Vịnh Nha Trang
là trên 2.000 giờ/năm, các tháng có giờ nắng từ 120 – 150 giờ/tháng kéo dài từ tháng Mười một đến tháng Hai năm sau. Nói chung, mọi người có thể tận hưởng không khí biển ở Vịnh Nha Trang quanh năm vì khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 260c, mức thay đổi nhiệt độ trong ngày chỉ ở khoảng 4,7 -4,80c, nhiệt độ ngày nóng nhất là 390c và ngày thấp nhất là 14,40c và ảnh hưởng gió mùa ở Vịnh Nha Trang là không đáng kể, gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông còn gió Tây Nam thổi về mùa hè.
Sông ngòi: Có hai con sông chảy từ phía Đông Bắc dãy Trường Sơn xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở Phía Bắc và sông cử Bé ở Phía Nam. Do dãy Trường Sơn nằm rất gần thậm chí có chỗ nhô ra biển nên đồng bằng ven biển ở đây rất nhỏ hẹp và vì thế tốc độ nước chảy của các con sông này biến động rất nhiều theo mùa, từ mùa mưa sang mùa khô, lưu tốc trung bình của nước đổ ra biển khoảng 70,58m3/s.
Tóm lại: điều kiện tự nhiên của Nha Trang tạo điều kiện cho du khách đến Nha Trang có thể tham quan các đảo, các địa điểm du lịch một cách thuận lợi và có nhiều phương tiện để đến đi du lịch…
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang – Khánh Hoà. 2.2.1. Dân số
Nha Trang có số dân là 400.000 người (số liệu năm 2006)
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Nha Trang đã tiến hành tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuẩn bị cho năm học mới đã xây dựng mới được 144 phòng học, cải tạo 25 phòng học. Việc tuyển dụng giáo viên được triển khai theo phân cấp giáo dục. Tiếp tục tuyển dụng giáo viên THCN, dạy nghề, nhân viên thiết bị thư viện và viên chức văn phòng.
Ở Nha Trang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nhiều cuộc thi hoa hậu đã được diễn ra ở đây như cuộc thi hoa hậu trái đất, Hoa hậu thế giới do báo Tiền Phong, Báo Thanh Niên, Đài truyền hình Việt Nam và công ty cổ phần thương mại và du lịch Vinpearl Land phối hợp tổ chức tại khu du lịch và giải trí Vinpearl Land với sự tham gia của 35 thí sinh, trong đó có 13 thí sinh là người Việt ở nước ngoài được bình chọn từ 2.200 thí sinh của 35 quốc gia đây là sự kiện văn hóa lớn được diễn ra tại Nha Trang.
Sở thể dục thể thao tổ chức các giải trẻ cấp tỉnh: Giải Vovinam, quần vợt, bóng bàn, phối hợp với Sở giáo dục đào tạo tổ chức lớp bồi dưỡng luật và chuyên môn trọng tài về bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bơi, đá cầu; đăng cai tổ chức lớp
trọng tài Billiards Snooker Châu Á do Bộ văn hóa thông tin thể thao du lịch ủy nhiệm và tổ chức giải bóng rổ học sinh, sinh viên Châu Á. Tham gia thi đấu 7 giải thể thao thành tích cao, đoàn Khánh Hòa đạt được 21 huy chương (6 vàng, 3 bạc, 12 đồng), trong đó có 2 huy chương quốc tế (1 vàng, 1 đồng).
Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho 16 dự án vay 1.669 triệu đồng giải quyết 115 lao động có việc làm mới, ngành Lao động – TBXH đã tư vấn và giới thiệu việc làm cho 398 người, giới thiệu một số lao động đi lao động nước ngoài; tuyển mới học viên học nghề….
2.1.3. Tình hình giáo dục
Nha Trang là một thành phố có nhiều trường đại học, dân số có trình độ đại học khá cao. Toàn thành phố Nha Trang có khoảng 231.868 học sinh phổ thông. Đã có thêm 9 trường đạt chuẩn quốc gia nâng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 63 trường; có 5 học sinh đạt danh hiệu thủ khoa kỳ thi vào các trường đại học. Ngành giáo dục đã tổ chức tuyển dụng 6/18 chỉ tiêu giáo viên THCS, 120/226 giáo viên THPT cho năm học mới; đang tiếp tục tuyển dụng giáo viên THCN, dạy nghề, nhân viên thiết bị thư viện và viên chức văn phòng; đưa 144 phòng học xây dựng mới, 25 phòng học cải tạo đưa vào sử dụng. Công tác mua sắm thiết bị còn chậm, nhất là thiết bị tối thiểu để dạy và học lớp 11, đến nay trong giai đoạn đấu thầu; riên gói thầu mua sắm máy vi tính chưa phát hành hồ sơ mời thầu. Thực hiện chủ trương chống ngồi nhầm lớp của Bộ giáo dục và đào tạo các trường đã thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, do đó tỷ lệ học sinh lưu ban cao hơn năm trước. Năm học 2007 – 2008 các trường sẽ tuyển mới hệ dài hạn khoảng 10.455/10.890 sinh viên đạt 96% kế hoạch, trong đó tuyển 4.000 sinh viên đại học, 3.000 sinh viên cao đẳng, 2.340 sinh viên trung học chuyên nghiệp và 1.115 công nhân kỹ thuật. So với năm trước, số sinh viên tuyển mới dài hạn bậc đại học tăng 19%, cao đẳng tăng 7,9%, trung học chuyên nghiệp giảm 28%, công nhân kỹ thuật tăng 21,8%.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng. 2.1.4.1. Cảng biển 2.1.4.1. Cảng biển
Cảng Nha Trang công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm. Trong tương lai sẽ trở thành cảng du lịch.
2.1.4.2. Sân bay
Sân bay Cam Ranh cách Tp. Nha Trang khoảng 30 Km có 4 đường băng dài 3.040 m ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh đã mở rộng đưa vào hoạt động từ đầu năm 2004 và tương lai trở thành sân bay nội địa có chuyến bay quốc tế ở khu vực. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong việc giao thương giữa các vùng miền trong cả nước và các khu vực quốc tế tới Nha Trang, đặc biệt là hoạt động du lịch.
2.1.4.3. Đường sắt
Đường sắt Thống nhất chạy suốt chiều dài của tỉnh, ga Nha Trang là ga chính nằm trong thành phố, thuận tiện cho việc đi lại của hành khách và luân chuyển hàng hoá. Ga Nha Trang ngoài những đoàn tàu thống nhất có có nhiều chuyến tàu du lịch nối với các đại phương trong khu vực đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4.4. Đường bộ
Các tuyến đường đối ngoại: Đường Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk. Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt sẽ rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km. Đây là điều kiện rất thuận lợi tạo điều kiện phát triển hai thành phố quan trọng của Việt nam.
Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với Tp. NhaTrang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra QL 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh …đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh.Có thể nói rằng giao thông của Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung đã và đang được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện quan trọng trong hoạt động du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa
2.1.4.5. Bưu chính viễn thông
Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại phủ kín 100% các xã. Điện thoại di động được sử dụng rãi ở thành phố Nha Trang và các huyện thị trong toàn tỉnh.
Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các nhà đầu tư. Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã.
2.1.4.7. Hệ thống cấp nước:
TP Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,xã hội của tỉnh
2.1.4.8. Ngân hàng, bảo hiểm:
Các ngân hàng thương mại, hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động ngày càng hoàn thiện, đáp ứng kịp thời các giao dịch của mọi người.
Như vậy: Với những điều kiện tự nhiên và những đặc điêm kinh tế xã hội của
Nha Trang…… ta có thể thấy được những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: Những mặt thuận lợi: Với những điều kiện về cơ sở hạ tầng của Nha Trang tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến Nha Trang bằng nhiều phương tiện: đường bộ, đường hàng không, đường sắt. Du khách đến Nha Trang không cần phải mang tiền mặt đi theo mà đến đây có các máy rút tiền tự động hoạt động 24/24h hàng ngày, dễ dàng thuận tiện... Nói chung cơ sơ hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách đến du lịch ở Nha Trang.
Du khách đi du lịch Nha Trang sẽ được tắm biển, khám phá các rạn san hô, ngắm nhìn các loài cá, các phong cảnh ở đây…
Những khó khăn: Những ngày lễ tết, việc đi lại ở Nha Trang bằng tàu lửa không được dễ dàng, thuận lợi do nhu cầu đi lại của mọi người tăng, vào mùa mưa ở Nha Trang thường hay bị ngập đườn do nước mưa nhiều gây ứ đọng làm ùn tắc giao thông…
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
ƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH CỦA
3.1. Tổng quan về ngành du lịch Khánh Hoà. 3.1.1. Tổ chức bộ máy 3.1.1. Tổ chức bộ máy
Sở Du lịch-Thương mại Khánh Hòa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Du lịch và Sở Thương mại, theo Quyết định số 5921/2000/QÐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Sở Du lịch-Thương mại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh, trên cơ sở các chương trình kinh tế lớn của Tỉnh, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, các năm qua, Sở đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch địa phương phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và nông nghiệp.
Biên chế Sở hiện có 21 cán bộ công chức. Bộ máy gồm các phòng Quản lý Du lịch - Thương mại, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức hành chính, Thanh tra sở, Công đoàn ngành.
Trực thuộc Sở còn có Chi cục Quản lý thị trường, Trung tâm Xúc tiến Du lịch - Thương mại và 4 doanh nghiệp được Tỉnh ủy quyền quản lý.
3.1.2. Cơ sở hạ tầng du lịch
TP. Nha Trang là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, đã được Tổng cục Du lịch xác định là một trong 10 trung tâm du lịch của cả nước. 5 năm qua (2001 - 2005), ngành Du lịch đã tập trung khai thác triệt để các lợi thế để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của thành phố.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch được chú trọng thực hiện đã đem lại nhiều hiệu quả và giúp khai thác tốt các tài nguyên phục vụ du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng tăng lên đáng kể và thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các khu du lịch đã làm cho du lịch thành phố tăng trưởng nhanh, bước đầu phát huy được vai trò trung tâm du lịch của miền Trung.
Hiện nay, nhiều dự án đầu tư tương đối lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đang được triển khai xây dựng. Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Nha Trang đã được quan tâm.
Nhiều chương trình lễ hội được tổ chức kết hợp với các ngày lễ lớn trong năm đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa và thu hút nhiều khách du lịch đến Nha Trang. Công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường (ANTT-VSMT) phục vụ cho hoạt động du lịch chuyển biến đáng kể. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành tích cực hơn đã giúp tình hình ANTT-VSMT ở các khu du lịch có nhiều tiến bộ và tốt hơn. Ban Chỉ đạo chương trình du lịch và các ngành của thành phố đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh thực hiện khá tốt các quy chế như: Quản lý hoạt động thể thao trên biển, đón khách du lịch bằng tàu biển, quy định về quản lý thuế… nhằm từng bước lập lại trật tự môi trường kinh doanh du lịch ngày một tốt hơn, lịch sự và văn minh hơn. Có thể nói, qua 5 năm thực hiện, Chương trình phát triển du lịch - thương mại (DL-TM) Nha Trang giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá là chương trình đạt nhiều hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế cho thành phố, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch… cho nhân dân. Các chỉ tiêu về du lịch tăng trưởng bình quân chung hàng năm từ 10 - 15%. Trên địa bàn thành phố có 296 cơ sở kinh doanh lưu trú với 6.136 phòng, thu hút 2.932.630 lượt khách đến Nha Trang, doanh thu 1.539 tỷ đồng từ dịch vụ du lịch.
Căn cứ Chương trình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Nha Trang lần thứ 14, thành phố đã đề ra Chương trình phát triển DL-TM giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế DL-TM, bảo đảm tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường sinh thái. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia phát triển kinh tế DL- TM.
Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng phục vụ du khách qua các năm 2004 – 2006 So sánh năm 2005/2004 So sánh năm 2006/2004 So sánh năm 2006/2005 Năm 2004 2005 2006 +/- % +/- % +/- % Cơ sở lưu trú 237 301 349 64 27 112 47,16 48 15,95 Số phòng 6.030 6.714 8.279 684 11,34 2.249 37,30 1.565 23,31
(Nguồn: Sở du lịch và thương mại Khánh Hoà)
Nhận xét: Qua bảng 3.1 ta thấy được rằng số lượng các cơ sở lưu trú và số phòng khách sạn ngày càng tăng lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, du khách có thể chọn lựa các cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện của mình. Năm 2005 tăng 64 cơ sở lưu trú so với năm 2004 tương đương với tăng 27.00%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 48 cơ sở lưu trú tương ứng với tăng 15,95%.Năm 2005 có số phòng tăng lên 684 phòng so với năm 2004 tương ứng với tăng 11,34%, năm 2006