5. Kết cấu của đề tài
4.2.3. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương:
- Tiếp tục cấp vốn qui hoạch cho khu du lịch quốc gia trên địa bàn tỉnh như khu du lịch Vịnh Nha Trang gắn với đảo Hòn Mun, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, và một số khu du lịch khác...
- Ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được đánh giá để phát triển du lịch dọc các tuyến du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn Khánh Hoà;
Cho phép lập quy hoạch phát triển thành phố Nha Trang theo hướng đô thị du lịch biển hiện đại của Việt Nam, một trong những trung tâm hội nghị hội thảo, vui chơi giải trí của cả nước và khu vực;
Chuyển chức năng cảng biển Nha Trang thành cảng du lịch; nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay Quốc tế; chuyển chức năng ga xe lửa Nha Trang chỉ phục vụ vận chuyển khách, đưa sân ga hàng hoá ra ngoại vi khu vực thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch. Trước mắt cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật sân bay Cam Ranh đảm bảo có thể cất cánh, hạ cánh vào ban đêm; nâng cấp nhà ga và các dịch vụ kèm theo nhằm đảm bảo đưa đón khách du lịch thuận tiện.
Chuyển chức năng sử dụng sân bay quân sự Nha Trang, tạo tiền đề thuận lợi phát triển các dịch vụ cho thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hoà nói chung;
Cho phép tỉnh Khánh Hoà nghiên cứu phát triển loại hình dịch vụ casino nhằm thu hút khách du lịch cao cấp.
Các Bộ ngành ở Trung ương phối hợp lồng ghép các chương trình các dự án của Ngành mình trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương.
Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu du lịch trên địa bàn, đặc biệt là đối với các khu du lịch Quốc gia.