Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng trong doanh nghiệp cĩ chiều hướng gia tăng

Một phần của tài liệu ôn tập thi tuyển công chức ngành thuế năm 2010 ngạch chuyên viên & kiểm soát viên (Trang 71)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng trong doanh nghiệp cĩ chiều hướng gia tăng

Tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp được biểu hiện rất đa dạng, tinh vi và luơn tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

Nhĩm nguyên nhân thứ nhất thuộc về cơ chế chính sách cụ thể là: - Những chính sách bao cấp, bảo hộ, độc quyền bất hợp lý.

Trong khi nước ta đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, đồng thời quá trình thực hiện những cam kết của tổ chức thương mại thế giới WTO đã bước sang năm thứ hai thì ở Việt Nam vẫn cĩ chính sách độc quyền đối với một số lĩnh vực. Điều này là khơng phù hợp bởi chế độ bao cấp, bảo hộ độc quyền diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, khơng đạt được những hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội mà cịn làm cho doanh nghiệp nhà nước càng ỷ lại vào Nhà nước, tạo ra mơi trường cho tham nhũng phát triển.

- Quy định về thủ tục hành chính vẫn cịn rườm rà :

Về nguyên tắc, thủ tục hành chính càng qua ít cửa càng hạn chế được nhũng nhiễu và tham nhũng. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà nước ta cũng đã đơn giản hố nhiều thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy nhiên, tại một số cơ quan, cơ chế “xin – cho” - một điển hình của thủ tục hành chính hiện nay vẫn cịn tồn tại gây nhũng nhiễu, yêu sách.

Thực chất, cơ chế xin – cho là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm quyền quản lý, giám sát của chủ sở hữu, nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp khi quyền này làm tổn hại đến lợi ích và trật tự xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tham nhũng gắn với cơ chế xin – cho đĩ bởi theo điều tra của Ban Nội chính Trung ương, cơ chế xin cho là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Cơ chế này cĩ tác động trực tiếp đến lợi ích của cả hai bên nên rất dễ phát sinh tham nhũng. Nhận định này được 72,1% số cán bộ quản lý doanh nghiệp được hỏi đồng ý - một tỷ lệ cao nhất trong 8 nguyên nhân thuộc 4 nhĩm (các nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách, pháp luật, các nguyên nhân liên quan đến cơng tác cán bộ, các nguyên nhân liên quan đến cơng tác kiểm tra, giám sát và xử lý tham nhũng và các nguyên nhân mang tính xã hội).

Nhĩm nguyên nhân thứ hai là con người:

Tham nhũng thường bắt nguồn từ quyền lực. Những người nắm giữ những quyền lực trong tay thường là nguyên nhân phát sinh hành vi tham nhũng. Một cá nhân khi đã khơng giữ được phẩm chất, tư cách, bị lợi ích vất chất chi phối thì thường tư lợi vì mục đích cá nhân nhất là trong điều kiện ở nước ta hiện nay chưa cĩ chế độ giám sát chặt chẽ trong hoạt động thực thi cơng vụ của bộ phận cán bộ, cũng như chưa cĩ cơ chế quản lý đối với lãnh đạo các doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động. Do đĩ, tình trạng này ngày càng cĩ chiều hướng gia tăng với tính chất phức tạp. Theo báo cáo điều tra tham nhũng ở Việt Nam do Ban Nội chính Trung ương thực hiện cuối năm 2005 thì cĩ tới 56,6 cán bộ, cơng chức được lấy ý kiến cho rằng: cấp trên trực tiếp của mình tham nhũng ở các mức độ khác nhau. Và khi cấp trên cĩ biểu hiện của hành vi tham nhũng thì việc chỉ đạo cấp dưới thực thi tốt luật PCTN là khơng cĩ hiệu quả.

Một nội dung nữa trong nhĩm nguyên nhân này là vai trị của cá nhân trong việc tố cáo tham nhũng: Ở Việt Nam, cơng tác tố cáo tham nhũng cịn bị hạn chế bởi tâm lý, thĩi quen và việc áp dụng cơ chế bảo vệ người tố cáo cịn chưa được thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng người phát hiện hành vi tham nhũng nhưng khơng dám tố cáo để tránh phiền hà, rắc rối.

Nhĩm nguyên nhân thứ bathuộc về cơ chế kiểm tra, kiểm tốn giám sát hoạt động của doanh nghiệp cịn chưa chặt chẽ:

Ở một số nước trên thế giới, ngồi việc giám sát nội bộ doanh nghiệp, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, họ cịn đề cao vai trị giám sát của chủ nợ, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, các phương tiện thơng tin đại chúng, cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Ngồi ra, chính sách đẩy mạnh cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước, quản trị nội bộ doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp mà nhà nước cịn giữ 100% vốn được thực hiện theo chế độ cơng ty cổ phần nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của giám sát nội bộ. Với họ, việc giám sát nội bộ thị trường, nội bộ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa đủ mà cần cĩ đánh giá khách quan hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là tình hình tài chính. Do vậy, việc thực hiện kiểm tốn đối với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bởi một cơng ty độc lập là quy định bắt buộc. Cơng ty kiểm tốn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính độc lập, khách quan, trung thực về kết quả kiểm tốn. Những quy định chặt chẽ được áp dụng đã hạn chế tối đa nạn tham nhũng trục lợi.

Ở Việt Nam , đối với doanh nghiệp do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thì cơ chế giám sát chưa được chặt chẽ. Chế độ kiểm tốn đơi khi cịn chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để. Việc trốn thuế, khai khống chứng từ, lập chứng từ giả, vẫn tiếp diễn ở nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong một số doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục cổ phần hố.

Ngồi ra, chúng ta cũng thiếu một cơ chế phù hợp trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách về phịng chống tham nhũng, thiếu một hệ thống giải pháp cĩ tính chất căn bản, lâu dài, tồn diện, thiếu một lộ trình cụ thể, hợp lý để thực hiện tốt các chủ trương chính sách hiện hành về phịng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu ôn tập thi tuyển công chức ngành thuế năm 2010 ngạch chuyên viên & kiểm soát viên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)