Online, Báo chí…

Một phần của tài liệu toàn cầu hóa và môi trường tự nhiên trung quốc và nhật bản (Trang 55 - 58)

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

6.Online, Báo chí…

KẾT BÀI

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích về môi trường tự nhiên và toàn cầu hóa của hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản ta nhận thấy rằng: các yếu tố tự nhiên là nền tảng cơ bản cho việc tạo ra các ngành nghề kinh doanh trong nước, là nguyên nhân dẫn đến các hành động trao đổi buôn bán với nước ngoài hình thành quá trình toàn cầu hóa; đặc điểm về môi trường tự nhiên khác nhau sẽ ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn khác nhau cho sự phát triển kinh tế và hướng đi toàn cầu hóa của mỗi quốc gia. Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa cũng tác động ngược lại môi trường tự nhiên, đó vừa là những tác động tốt giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là tác động xấu làm suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm môi trường tự nhiên. Mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa cần quan tâm, chú trọng đến việc cải tạo, bảo vệ cũng như khai thác có hiệu quả môi trường tự nhiên đang có của mình góp phần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư cần tìm hiểu, phân tích và so sánh các điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia để lựa chọn và đưa ra những quyết định đầu tư tốt nhất.

Nhật bản, một đất nước nghèo tài nguyên khoán sản, còn nổi tiếng thế giới với những trận động đất, sóng thần kinh hoàng gây ra những thiệt hại to lớn cho đất nước nhưng Nhật Bản lại có một nền kinh tế rất phát triển đứng thứ 2 thế giới, có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình toàn cầu hóa của nhiều quốc gia. Nhờ vào đâu mà con người Nhật Bản làm được điều đó? Chính là nhờ vào những chính sách phát triển đất nước sáng suốt của chính phủ biết tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của môi trường tự nhiên. Với những đặc điểm của tự nhiên như: cảnh quan thiên nhiên đẹp, sự đa dạng về động thực vật tuy không nhiều bằng Trung Quốc nhưng lại có một số loại đặc trưng, nổi tiếng như hoa Anh Đào, có nguồn suối nước nóng dồi dào và nổi tiếng,… đã giúp cho ngành du lịch ở Nhật Bản rất phát triển. Nhật Bản, đất nước “biển đảo” còn phát triển về vận tải biển và đánh bắt thủy, hải sản, nguồn sinh vật biển ở Nhật Bản vô cùng đa dạng và phong phú đứng thứ 3 trên thế giới. Hiện tại vì tài nguyên khoán sản nghèo nàn nên ngành năng lượng của Nhật bản đang gặp một số khó khăn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, bị phụ thuộc vào nước ngoài vì phải nhập khẩu như than, dầu mỏ,…để khắc phục điều này Nhật Bản đang có xu hướng nghiên cứu và

ứng dụng việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch được sản xuất từ mặt trời, gió và sóng biển. Trong đó, sóng biển là một ưu thế của Nhật Bản. Nhật Bản nổi tiếng phát triển các ngành cơ khí chế tạo, công nghệ điện tử, điện tử gia dụng và thiết bị điện,… các ngành này có nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ việc nhập khẩu khoáng sản từ nước ngoài.

Trung quốc, đất nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới, nền kinh tế đang có tốc độ phát triển vượt bậc hiện nay. Trung Quốc với lịch sử hình thành và vị trí địa lý, khí hậu đã hình thành nguồn tài nguyên khoán sản, sinh vật phong phú và đa dạng. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, với nhiều đồng cỏ xanh tươi giúp phát triển ngành trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực và chăn nuôi cung cấp cho ngành xuất khẩu. Sản lượng khoáng sản Trung Quốc đứng thứ 3 trên thế giới, chiếm khoảng 12% tổng sản lượng thế giới giúp phát triển ngành khai thác và xuất khẩu khoáng sản ra nước ngoài đồng thời cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp trong nước. Số lượng sông ngòi ở Trung Quốc nhiều nhất thế giới giúp phát triển ngành thủy điện và cung cấp nước tưới cho ngành nông nghiệp. Nguồn sinh vật biển đa dạng nằm trong top 10 thế giới cùng với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ giúp phát triển ngành du lịch.

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế và quá trình toàn cầu hóa của mỗi nước. Thì quá trình toàn cầu hóa cũng gây ra những tác động ngược lại bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, nổi bật là tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở cả hai nước. Các chất thải từ ngành công nghiệp, hóa chất từ nông nghiệp, các hoạt động khai thác khoáng sản, chặt phá cây rừng, khí thải từ các nhà máy sản xuất, phương tiện vận chuyển, …. đã gây ra tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí nặng nề, làm biến đổi hệ sinh thái đồng thời xuất hiện các hiện tượng tự nhiên gây hại như: động đất, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, mưa đá, bụi mù, sự nóng lên của trái đất,…đứng trước tình hình đó đòi hỏi chính phủ mỗi quốc gia phải đưa ra những chính sách thích hợp để bảo vệ và cải tạo môi trường nhưng vẫn đảm bảo việc phát triển đất nước và tiến trình toàn cầu hóa của mình.

Đứng trước những đặc điểm khác nhau về môi trường tự nhiên giữa hai quốc gia cũng như phân tích những thuận lợi và khó khăn có thể gặp phải chúng tôi quyết định chọn đầu tư vào ngành năng lượng, cụ thể là khai thác năng lượng từ sóng biển ở Nhật Bản.

Với những thuận lợi như nhu cầu năng lượng lớn từ phía đất nước Nhật, điều kiện thuận lợi từ môi trường biển ở Nhật Bản là rất lớn, chính sách khuyến khích đầu tư ngành năng lượng của chính phủ,… và điều quan trọng là việc sử dụng các nguồn năng lượng mới, sạch đang là hướng đi lâu dài không chỉ riêng Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn như đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, có sự cạnh tranh trong ngành và những sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành và sản xuất khó tránh khỏi,…nói tóm lại, muốn chọn ngành nghề nào để đầu tư cũng có những cơ hội và thách thức, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết nắm bắt cơ hội, phát huy những điểm thuận lợi để khắc phục những khó khăn.

Cuối cùng hy vọng với đề tài này cùng với sự lựa chọn hai quốc gia đặc trưng là Trung Quốc và Nhật Bản sẽ giúp mọi người hiểu hơn về sự tác động qua lại giữa môi trường tự nhiên và toàn cầu hóa, sự khác nhau về môi trường tự nhiên sẽ có ảnh hưởng thế nào đến hướng phát triển kinh doanh quốc tế của mỗi quốc gia và từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu toàn cầu hóa và môi trường tự nhiên trung quốc và nhật bản (Trang 55 - 58)