0
Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

CƠ HỘI CỦA NGÀNH

Một phần của tài liệu TOÀN CẦU HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN (Trang 47 -49 )

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

1. CƠ HỘI CỦA NGÀNH

Gần đây ở Nhật, giá điện tăng cao và chi phí lớn vào sử dụng than đá và các nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện tạo động lực mới để loại năng lượng tái tạo từ đại dương vượt qua được các rào cản phát triển. Hơn nữa, Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản, hầu hết việc sử dụng năng lượng từ than đá là nhờ vào nhập khẩu. Đồng thời Nhật đang có xu hướng giảm sử dụng năng lượng điện từ các nhà máy hạt nhân từ khi sự cố nổ nhà máy hạt nhân do sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Nguồn năng lượng từ đại dương là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện tích biển lớn như Nhật Bản.

Bản đồ khu vực tiềm năng cho công nghệ năng lượng sóng biển.

Nhật Bản có 33889 km bờ biển quanh năm sóng vỗ, cường độ sóng biển lớn. Sóng thường hình thành do gió và những hiệu ứng địa chất, và có thể di chuyển hàng nghìn kilomet trước khi đến đất liền. Kích cỡ sóng biến đổi từ những gợn sóng lăn tăn đến những cơn sóng thần cực lớn. Địa hình ở Nhật Bản rất thuận lợi để sử dụng các cơn sóng của đại dương này vào việc chế tạo năng lượng. Nếu tận thu được nguồn năng lượng dồi dào từ sóng biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ. Năng lượng sóng biển còn dồi dào hơn năng lượng gió vì gió thì có lúc lặng nhưng sóng biển thì không lúc nào ngưng. Năng lượng sóng tuy phân tán nhưng ổn định hơn năng lượng mặt trời vì năng lượng mặt trời chỉ thu được khi có nắng.

Nếu áp dụng công nghệ mới hiện nay, chúng ta sẽ tận dụng được nguồn năng lượng từ đại dương, đặc biệt là năng lượng sóng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường hoặc cung cấp nguồn điện cho khu dân cư.

Năng lượng sóng từ đại dương có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió. Sóng biển và dòng hải lưu cũng dễ dự báo hơn gió. Đồng thời năng lượng đại dương có hàng loạt ưu điểm. Nó sạch, tái sinh được và không chiếm đất đai. Các tuabin đại dương đặt tại ven bờ, nơi đáy biển không quá sâu, có thể gần nơi tập trung dân hơn các nhà máy

điện, giảm thất thoát điện năng và chi phí truyền tải. Mạng lưới điện trên mặt biển có độ tin cậy cao và an toàn hơn mạng điện trên mặt đất.

Theo một công ty nghiên cứu về công nghệ sạch, năm 2007, trên toàn thế giới, vốn đầu tư cho các công ty năng lượng từ đại dương đã tăng từ 8 triệu USD từ năm 2005 lên 82 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ của số tiền này được dành cho năng lượng mặt trời và các nhiên liệu sinh học. Điều này cho thấy sự quan tâm của các quốc gia về nguồn năng lượng từ đại dương đang tăng lên đáng kể. Chính quyền thủ đô Tokyo đặt mục tiêu các nguồn năng lượng từ thiên nhiên như điện mặt trời và năng lượng từ đại dương sẽ đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu điện của thành phố này vào năm 2020. Riêng năng lượng từ sóng biển chiếm 10% nguồn cung cấp năng lượng điện của Nhật Bản vào 2050.

Vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản xảy ra vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên ở Nhật Bản. Điều 27 của Luật Kinh doanh Điện của Nhật Bản được áp dụng đối với các cơ sở tiêu thụ nhiều điện như nhà máy hay cơ sở sản xuất có lượng điện tiêu thụ từ 500 kW trở lên ở các vùng Kanto và Tohoku nhằm hạn chế lượng tiêu thụ điện. Như vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho nguồn năng lượng sạch phát triển.

Trước tình hình thiếu hụt năng lượng đồng thời để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài đòi hỏi Nhật Bản phải tìm ra các nguồn năng lượng thay thế có nguồn cung trong nước. Vì vậy chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển việc nghiên cứu và ứng dụng ngành năng lượng sạch trong đó có việc tạo ra năng lượng từ sóng biển. Khi các nhà đầu tư vào Nhật Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía chính phủ.

Hơn nữa, Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển về công nghệ, kỹ thuật cao. Có thể nói, Nhật Bản là một cường quốc khoa học – kỹ thuật. Nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn năng lực sẵn có của quốc gia để có thể phát triển và sử dụng công nghệ tiên tiến vào các thiết bị, máy móc.

Một phần của tài liệu TOÀN CẦU HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN (Trang 47 -49 )

×