Môi Trường Tự Nhiên

Một phần của tài liệu toàn cầu hóa và môi trường tự nhiên trung quốc và nhật bản (Trang 26 - 28)

Vị Trí Địa Lý

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần lớn là Hokkaido ,Honshu , Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh độc lập tạo hình vòng cung. Vì xung quanh toàn là biển nên Nhật Bản không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài

Loan; đi xa hơn nữa về phía nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Từ cực nam đến cực bắc Nhật Bản nằm trong khoảng 20 đến 46 độ vĩ bắc.

Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. Phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tây là biển Đông Hải. Phía Đông Bắc là biển Okhotsk.

Diện tích đất liền là 377.906,97 km² trải dài 2.500km từ bắc tới nam , rộng thứ 60 trên thế giới. Lãnh hải là 3091 km².

Địa Hình

Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.

Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi Alps: Hida, Kiso và Akaishi. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn chục ngọn. Ngọn núi cao nhất và cũng là biểu tượng của Nhật Bản là núi Phú Sĩ với độ cao 3.776 m.

Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto.

Nhật Bản có trên 60 bồn địa - những vùng đất trũng giữa các núi, và khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên.

Khí Hậu

Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến nên khí hậu của Nhật Bản cũng có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám. Mùa thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng Hai. Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa xuân khí hậu rất thoải mái và dễ chịu, đây là mùa hoa Anh Đào bắt đầu nở, một sự kiện vô cùng quan trọng đối với người dân Nhật Bản. Vào mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người sống ở đại lục cảm thấy khó chịu. Vào mùa thu

khí hậu mát mẻ nhưng thời tiết thường hay thay đổi. Từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu mưa nhiều và có bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hại. Vào mùa đông, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp đôi khi có nhiều tuyết rơi trái với mùa hè có nhiệt độ, độ ẩm cao.

Tài Nguyên Thiên Nhiên

Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay hầu như tất cả các khoáng sản kể cả dầu thô đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Một số khoán sản Nhật Bản có được nhưng với trữ lượng nhỏ như titan, tấm mica, vàng, bạc,…và một số tài nguyên dầu mỏ, kim loại quý germanium,... còn chưa được khai thác ở vùng biển. Tại Nhật Bản, cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên. Gỗ được dùng cho kỹ nghệ xây nhà và làm giấy nhưng việc sản xuất nội địa đã giảm hẳn vì Nhật Bản ưa nhập cảng loại gỗ rẻ tiền hơn từ các quốc gia nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á.

Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Với đường bờ biển dài kèm theo các dòng biển nóng và lạnh đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loài sinh vật biển.

Nhật Bản có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía Nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai, miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn. Nhật Bản có tới 200 đến 500 loại cây được du nhập từ các nước, phần lớn từ châu Âu, Hoa Kỳ. Vào thời cổ xưa Nhật Bản đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các loài thú di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilô và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilô. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.

Một phần của tài liệu toàn cầu hóa và môi trường tự nhiên trung quốc và nhật bản (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w