TỔNG KẾT ĐIỀU TRA QUA PHIẾU ANKET

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 65 - 68)

Sau khi tiến hành điều tra trên giáo viên và 890 học sinh, chúng tôi thu được kết quả sau:

* Học sinh

Đối với phiếu ankét đóng, chúng tôi thu thập được các bảng số liệu sau:

Câu 1: Em có thích học môn Tiếng Việt không?

Đáp án Số lượng Tổng số %

Có 510 890 57,3

Không 40 890 4,4

Bình thường 340 890 39,3

Câu 2: Em có thích học phân môn Chính tả không?

Đáp án Số lượng Tổng số %

Có 650 890 73

Không 20 890 2,2

Bình thường 220 890 24,8

Câu 3: Em thường đạt điểm nào trong môn Chính tả?

Xếp loại Số lượng Tổng số %

Giỏi 197 890 22,1

Khá 388 890 43,6

Trung bình hoặc yếu 305 890 34,3

Câu 4: Em có thích cách dạy phân môn Chính tả của cô giáo em không?

Đáp án Số lượng Tổng số %

Bình thường 90 890 88,8

Không thích 10 890 1,1

Câu 5: Ở nhà em có hay luyện viết chính tả không?

Đáp án Số lượng Tổng số %

Thường xuyên 540 890 60,7

Thỉnh thoảng 340 890 38,2

Không bao giờ 10 890 1,1

Đối với phiếu ankét mở, chúng tôi cũng thu thập được những ý kiến của học sinh. Cụ thể như sau:

Câu 1: Theo em việc học chính tả có quan trọng không? Vì sao?

Phần lớn các em coi việc học chính tả là quan trọng vì rất nhiều lý do như: Giúp các em rèn luyện tính kiên trì, tính cẩn thận, chăm chỉ, viết chữ đẹp hơn, giúp phân biệt được âm nặng, âm nhẹ, đạt được điểm cao trong môn Chính tả, biết phân biệt các âm và viết hoa chữ cần thiết, biết phân biệt cách phát âm. Một số học sinh coi phân môn Chính tả là một môn kiểm tra viết, được thi luyện viết chính tả, bạn bè yêu quý và do sở thích của các em. Các em đã biết ý thức về tác dụng của phân môn Chính tả, coi đó như sở thích riêng của bản thân chứ không phải trách nhiệm và áp lực của môn học, coi đó như là một hình thức rất quan trọng trong việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tuy nhiên, một số học sinh không thích học phân môn Chính tả vì các em nghĩ rằng việc học phân môn Chính tả là không cần thiết, là phân môn phụ trong môn Tiếng Việt. Các em vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của phân môn Chính tả. Vì thế, người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực sự của việc học chính tả trong nhà trường, để từ đó các em ý thức học tập môn học này hơn, có hứng thú với

việc ghi nhớ luật chính tả và tập viết chính tả, từ đó cải thiện tình hình viết chính tả của học sinh.

Câu 2: Về việc rèn luyện học phân môn Chính tả ở nhà:

Thời gian Số lượng Tổng số %

Không bao giờ 10 890 1,1

Dưới 1 tiếng 420 890 47,2

1 đến 2 tiếng 340 890 38,2

Trên 2 tiếng 120 890 13,4

Câu 3, 4: Theo em, làm thế nào để học tốt môn Chính tả? Em sẽ làm gì để

việc học Chính tả đạt điểm cao?

Theo ý kiến của đa số học sinh, muốn học tốt môn Chính tả thì các em phải tập chép bài Chính tả ở nhà nhiều lần, sau đó học thuộc lòng và hôm sau lên lớp sẽ được điểm cao. Tuy nhiên, một số học sinh cho rằng muốn học tốt Chính tả thì cần phải kiên trì, viết nắn nót từng chữ và chịu khó học thuộc các bài tập đọc, có lẽ vì vậy mà trong các phân môn của môn Tiếng Việt thì các em thích học phân môn Tập đọc hơn cả.

Câu 5: Em thích học phân môn nào nhất trong môn Tiếng Việt (Tập đọc,

Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện)?

Phân môn Số lượng Tổng số %

Tập đọc 430 890 48,3

Kể chuyện 50 890 5,6

Luyện từ và câu 100 890 11,2

Tập làm văn 50 890 5,6

Chính tả 260 890 29,3

Số lượng học sinh thích học môn Chính tả là 29,3%. Số học sinh thích học môn tập đọc là nhiều nhất, khoảng 48,3% (gần 50%).

* Giáo viên

Sau khi tiến hành trưng cầu ý kiến giáo viên, chúng tôi được biết khả năng viết chính tả của học sinh chủ yếu ở mức độ trung bình và khá, số lượng học sinh viết chính tả đạt loại giỏi không nhiều, trong khi đó vẫn còn nhiều học sinh viết chính tả rất kém, các em thường xuyên mắc các lỗi chính tả, điều này chủ yếu xảy ra ở khối các em học sinh lớp 1, 2 và lớp 3. Lỗi chính tả học sinh thường mắc phải chủ yếu là lỗi về phụ âm đầu, lỗi về phần vần, lỗi thanh điệu và lỗi viết hoa. Trong quá trình điều tra chúng tôi cũng được các giáo viên cho biết họ đã thực hiện một số biện pháp nhằm góp phần cải thiện tình hình học chính tả của học sinh như dạy tiết cá nhân, dạy thêm giờ. Tuy nhiên thì các biện pháp này cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Các giáo viên cũng cho biết trong việc dạy chính tả cho học sinh thì họ gặp một số khó khăn nhất định như không có đủ thời gian, học sinh quá hiếu động, không tập trung lắng nghe đồng thời cũng có nhiều phụ huynh vì bận công việc mà không quan tâm đến việc học hành của con cái chính vì thế mà việc dạy chính tả cho học sinh không đạt kết quả như mong muốn.

D. PHIẾU BÀI TẬP* Lớp 1

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w