Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 44 - 48)

Hiện nay, thực trạng học sinh Tiểu học viết sai chính tả là do nhiều nguyên nhân. Một số học sinh viết chữ rõ ràng sạch đẹp nhưng vẫn sai chính tả ở những từ đơn giản.

Ví dụ: Con mắt viết thành con mắc; mặt trời viết thành mặt chời; ngôi

sao viết thành ngôi sau; cái bàn viết thành cái bàng... Ngoài ra, các em còn viết sai rất nhiều các từ có dấu hỏi, ngã; bão bùng viết thành bảo bùng; nhảm nhí viết thành nhãm nhí; vĩ đại viết thành vỉ đại; nhẫn nại viết thành nhẩn nại. Để học sinh viết đúng chính tả là một quá trình giảng dạy và rèn

luyện các em xuyên suốt, lâu dài, vì thế, giáo viên cần kiên trì, bền bỉ. Sau đây là một số các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải:

* Lỗi chính tả về phần đầu:

- Lỗi về phân biệt ch/tr như: Trăng - giăng, chuyện - truyện, chông

chênh - trông chênh…

- Lỗi về phân biệt s/x như: Xuất sắc - suất sắc, sâu - xâu, xây - sây,

xông xênh - sông xênh.

- Lỗi về phân biệt d/gi như: Dân tộc - giân tộc, dân gian viết thành

giân dan hoặc giân gian, giản dị viết thành dản dị, vô duyên - vô giuyên,

- Lỗi về phân biệt l/n: Cây lúa - cây núa, lên - nên,…

- Lỗi về phân biệt v /d : Dĩa hè, dâng lệnh, dang dội, vùng vậy, dùi

dập, dĩ dãng, dỗ dề...

- Lỗi về phân biệt h /q : Huênh quang, quang vắng , quyển quặc,

quyền bí, quà quyện, quyên náo...

- Lỗi về phân biệt ngh/ng: Nghe - nge, nghĩ - ngĩ,… - Lỗi về phân biệt c/k như: Cu - ku, cái - kái,… - Lỗi về phân biệt d/r như: Rượu - dượu;…

- Một số âm tiết có âm đầu viết gi sẽ có các âm tiết đồng nghĩa mà âm đầu viết với: tr, ch, c hoặc t như: giặc - tặc, giả - trả,…

- Một số âm tiết có âm đầu viết d sẽ có các âm tiết đồng nghĩa mà âm đầu viết với: d, đ, nh hoặc th như: Dao - đao, dơ - nhơ,…

- Một số âm tiết có âm đầu viết l sẽ có các âm tiết đồng nghĩa mà âm đầu viết với: nh như: hoa lài - hoa nhài, lớn - nhớn…

* Lỗi phần vần:

- Các lỗi về phân biệt vần êc/êt/êch, ên/ênh: Một số từ có vần viết với êch hoặc ênh thường có sắc thái “lệch, không bằng phẳng”: Ghếch chân,

vênh mặt, nhênh mặt…

- Các lỗi về phân biệt ă/â: Câm phẫn, che lắp, tái lặp, trùng lập, tối

tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm thấm, e ắp, hắp tắp v.v....

- Các lỗi về phân biệt o/ô/ơ: Bốc lột, tận góc, mưa mốc, chốp bu, chốp

lấy, hồi hợp, đớp chát, họp nhất, bộp tai v.v...

- Các lỗi về phân biệt ê/i/iê: Điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp,

chiệu đựng, hiêu quạnh, nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v...

- Các lỗi về phân biệt u/uô: Tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui,

hất huổi, xuôi khiến, xui tay v.v...

- Các lỗi về phân biệt oong/ong: Xoong/xong; coong/cong;… - Các lỗi về phân biệt uya/ua: Khuya- khua,…

- Các lỗi về phân biệt oe/eo/oeo: Khỏe - khẻo - khoeo;… - Các lỗi về phân biệt i/y: Kĩ năng - kỹ năng; mĩ lệ - mỹ lệ;.. - Các lỗi về phân biệt uơ/ua như: Huơ - hua, cuơ - cua;…

- Các lỗi về phân biệt iêc/iêt: Liêm khiết - liêm khiếc; điếc - điết… - Các lỗi về phân biệt iêng/iên như: Siêng năng - siên năng, khiêng -

khiên,

- Các lỗi về phân biệt ăc/ăt như: Nhắc lại - nhắt lại, nhắm mắt - nhắm

mắc,…

- Các lỗi về phân biệt ăng/ăn như: Ăn uống - ăng uống, lặn lội - lặng

lội,…

- Các lỗi về phân biệt uôc/uôt: Trắng muốt - trắng muốc, con quốc -

con quốt,…

- Các lỗi về phân biệt uông/uôn như: Muông thú - muôn thú, uống

thuốc - uốn thuốc,…

- Các lỗi về phân biệt ươc/ươt như: Ước mơ - ướt mơ, ướt át - ước át,

- Các lỗi về phân biệt ương/ươn: Mương máng - mươn máng, con

lươn - con lương,…

- Các lỗi về phân biệt iêu/iu/ưu như: Trừu tượng - trìu tượng, địu con

- đựu con, lưu luyến - liu luyến, mưu kế - miu kế,…

- Các lỗi về phân biệt uôi/ôi: Muội đèn - mội đèn,…

Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của học sinh thường có hai biểu hiện chính:

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là lẫn lộn giữa:

- c/t: Biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, lũ lược, mất mác, man mát, mua chuột, phó mặt, phúc chốc, tấc bậc, tiếc hạnh v.v...

- n/ng: Dun túng, hiên ngan, hoang hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung sợ, rung rẩy, sản khoái, tang hoang, vung trồng, vụn về ...

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, cụ thể là giữa :

- o/u: Báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, mếu máu, trao chuốt, trao dồi v.v....

- i/y: Ái nái, đai nghiến, đài đọa, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, tai chân, sai mê, van lại ...

Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm cuối xuất hiện nhiều hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai phụ âm đầu. Lỗi ghi sai âm đệm xuất hiện ít nhất.

* Các lỗi viết hoa:

- Các lỗi viết hoa đầu dòng, sau dấu chấm câu,

- Các lỗi viết hoa tên riêng: Bà trưng, bà Triệu, bác Hồ,…

- Các lỗi viết hoa tên cơ quan, tổ chức: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mai Linh, Ủy Ban Nhân Dân Huyện Vĩnh Tường,

* Lỗi viết tắt

- Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý đến.

Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ: viết tắt sai quy định chính tả và viết tắt tùy tiện.

+ Viết tắt sai quy định chính tả : Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như người viết dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch chéo giữa các chữ cái viết tắt...

Ví dụ: P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v...

Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên, đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân). Trong bài viết của học sinh mà chúng tôi đã khảo sát, lỗi viết tắt sai quy định chính tả gần như không có. Nguyên nhân là do trong các bài kiểm tra, bài thi, ít xuất hiện các từ ngữ, tên gọi có thể viết tắt theo quy định chính tả. Lỗi

này chỉ xuất hiện ở một vài bài, khi học sinh viết tắt tên trường ở góc trái bài viết. Ví dụ: Trường P.T.T.H.L.X. (Trường trung học Phổ thông Long

Xuyên), Trường P.T.T.H Lưu Văn Liệt.

+ Viết tắt tùy tiện :

Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được chế biến lại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả. Ví dụ: (ta - người ta), (vật - nhân vật), (sau - trước), (trên - dưới), (in - trong), (of - của), (on - trên), (fê fán - phê phán), (ffáp - phương pháp), (tình thg - tình thương), (fg tiện - phương tiện), (ndung - nội dung), (t2 - tư tưởng), (hthức - hình thức), (chnghĩa - chủ nghĩa), (chthắng - chiến thắng), (xlc - xâm lược) v.v... Hiện tượng viết tắt tùy tiện rất dễ khắc phục, nếu như học sinh có ý thức tránh loại lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra.

* Lỗi thanh điệu:

Tiếng việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và số người mắc lỗi này rất phổ biến. Ví dụ: sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành, lẩn lộn, ...

- Lỗi viết thiếu nét: học sinh thường viết thiếu nét trong các âm tiết Tiếng Việt. Ví dụ: ngyên tắc, bâng khâng, lãng qên, …

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w